Học tập đạo đức HCM

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ cho lợi nhuận cao

Chủ nhật - 12/05/2024 21:11
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ là mô hình mới so với tập quán canh tác của nông dân Can Lộc, nhưng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ giảm chi chi phí đầu tư, cho lợi nhuận cao, góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ liên kết với Tập đoàn Quế Lâm ở Can Lộc được triển khai tại thôn Vân Cửu xã Khánh Vĩnh Yên; thôn Tài Năng, xã Tùng Lộc; thôn Phúc Tân, xã Kim Song Trường trên quy mô 15 ha, sử dụng giống lúa DT39.
kt2
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra mô hình liên kết lúa hữu cơ DT39 tại thôn Vân Cửu, xã Khánh Vĩnh Yên
Đây là diện tích đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất theo hướng hữu cơ như: ruộng chủ động tưới tiêu nước, giao thông thuận lợi, liền vùng liền thửa, có vùng đệm cách ly an toàn, thành phần đất đai đảm bảo...
Tham gia thực hiện mô hình người dân được Tập đoàn Quế Lâm cung cấp giống, phân bón và hỗ trợ kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất lúa gạo hữu cơ.
anh 2
Diện tích lúa canh tác theo hướng hữu cơ cho năng suất cao
Điểm khác biệt của mô hình sản xuất hữu cơ so với các mô hình sản xuất đại trà là sử dụng mạ khay, cấy bằng máy cấy 6 hàng Nhật Bản, sử dụng phân hữu cơ khoáng, thuốc thảo mộc vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm.
Quá trình sản xuất cho thấy, giống lúa DT39 tại mô hình ít bị nhiễm sâu bệnh, năng suất thực thu 66 tạ/ha, đạt năng suất tăng hơn so với một số giống lúa thuần tại địa phương. Sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận hơn 1,6 triệu đồng/sào, cao hơn so với ruộng đối chứng trên 440 ngàn đồng.
anh 3b
Huyện Can Lộc tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ vụ xuân 2024
Ngoài hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình còn có tác động lớn về mặt môi trường, sinh thái. Tạo ra sự liên kết trong sản xuất bền vững, nâng cao giá trị của chuỗi sản xuất lúa gạo, tăng thu nhập cho người sản xuất. Góp phần phát triển bền vững cho cây lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Phương Mai
Trung tâm VH-TT Can Lộc

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay35,899
  • Tháng hiện tại620,041
  • Tổng lượt truy cập87,975,111
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây