Học tập đạo đức HCM

Đa dạng chủng sen, tăng giá trị kinh tế

Thứ năm - 20/06/2024 22:06
Để khôi phục và phát huy nét văn hóa Thành Sen xưa, tạo nên những sản phẩm đặc trưng, năm 2021, Thành phố Hà Tĩnh triển khai dự án Phát triển một số giống hoa sen theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái tại thành phố Hà Tĩnh. Đến nay, đã có 30 chủng sen các loại được trồng thành công, góp phần tạo nên những giá trị mới.
Sen là biểu tượng đặc trưng của thành phố Hà Tĩnh. Từ thời xa xưa, sen ở mảnh đất Thành Sen (là thành phố Hà Tĩnh bây giờ) có trong nhiều câu chuyện cổ và gắn bó với đời sống con người phố thị, trở thành một nét văn hóa độc đáo của cư dân nơi đây. 
Không chỉ tạo nên những nét đẹp thanh tao, khoe sắc giữa lòng thành phố, mà những năm gần đây, khi cây sen mọc lan rộng, ra hoa, đậu gương, người dân bóc hạt sen đem bán thấy có thu nhập khá  và họ bắt đầu quan tâm đến trồng sen để phát triển kinh tế. 
.
a035
 Đến nay, TP Hà tĩnh đã trồng thành công 30 chủng sen mang lại nhiều giá trị mới. 
Ở thành phố Hà Tĩnh, cây sen đã từng  phát triển tốt ở một số diện tích ao hồ nhỏ lẻ như ở phường Văn Yên, xã Thạch Hưng, xã Đồng Môn,….Tuy nhiên, các giống trồng chủ yếu là giống bản địa, truyền thống, ưu điểm của các giống này là sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc, nhưng nhược điểm là khá đơn điệu, cánh hoa mỏng, năng xuất sản phẩm thấp, chất lượng không cao, hoa không bền, thời gian thu hoạch ngắn. Cộng với kỹ thuật trồng chăm sóc đơn giản (quảng canh), dựa vào kinh nghiệm và tập quán cũ, chưa gắn liền với việc khai thác các sản phẩm từ sen, các giá trị về du lịch nên hiệu quả kinh tế từ trồng sen thấp, chưa mang lại giá trị đích thực so với tiềm năng của nó.

Vì lẽ đó, năm 2021, UBND thành phố Hà Tĩnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã thực hiện dự án “Phát triển một số giống hoa sen theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái tại thành phố Hà Tĩnh”. Trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, dự án thực hiện với mục đích nhằm chọn lọc, phát triển các giống sen mới thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, chất lượng, năng suất cao, hình thành mô hình trồng sen gắn với du lịch sinh thái hiệu quả, đồng thời lựa chọn được giải pháp kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu hoạch từ sen đạt hiệu quả cao và tiến tới chế biến các sản phẩm từ sen. Từ đó, hướng đến nhân rộng mô hình, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế vốn có của loại cây này, đồng thời, khôi phục, phát huy truyền thống văn hóa của Thành Sen xưa, góp phần vào sự thành công của tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Tĩnh.

Sau 3 năm triển khai, không chỉ diện tích trồng sen ngày càng được nhân rộng mà chính những con người tâm huyết với sen đã nghiên cứu, học hỏi để đa dạng hóa nguồn giống. Đến nay, những đầm sen lớn ở các xã, phường như Đồng Môn, Thạch Hưng, Thạch Linh, Văn Yên đã rực rỡ khoe sắc với trên 30 chủng loại sen các loại, trong đó các chủng sen phổ biến, có giá trị kinh tế cao như: sen Bách Diệp Tây Hồ, sen tứ thời, sen cánh trắng viền hồng, sen trắng huế, sen Oga Nhật Bản, sen quan âm, sen super, bỉ ngạn,... Mỗi giống hoa đảm nhận chức năng riêng, giống thì cho thu hoạch hạt, giống dùng để ướp trà, giống lấy củ, giống lại tạo cảnh quan, lấy hoa…  
a036
Nhiều sản phẩm được chế biến từ sen mang lại giá trị kinh tế cao. 

Nếu trước đây, sen chỉ để ngắm khi còn rực rỡ ở đầm, ở ruộng, và người nông dân trồng sen đã biết thu hoạch gương sen, ngó sen, củ sen bán tăng thêm thu nhập thì giờ đây sen còn được đa dạng hóa với những sản phẩm như: trà búp sen, trà lá sen, mứt sen, hoa sen sấy giòn, củ sen sấy, tinh bột sen, kim chi củ sen, rượu sen,… đến các dịch vụ du lịch như ngắm cảnh đồng sen, thưởng thức ẩm thực từ sen, tạo chuỗi giá trị kinh tế cao. Cũng từ đó, nhiều sáng kiến, ý tưởng khởi nghiệp từ sen ra đời mang lại giá trị kinh tế cho tỉnh nhà. 
Không chỉ vậy, việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp về sen gắn với phát triển du lịch đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đồng thời mang lại cái nhìn mới về sức đóng góp của nghề trồng sen trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh. Rũ bùn vươn lên, sen lại càng gắn bó nhiều hơn trong đời sống của người dân thành phố. Đặc biệt, Thành phố Hà Tĩnh cũng thành công trong xây dựng chuỗi sản xuất sen theo hình thức liên kết do HTX Sen Hào Thành chịu trách nhiệm đầu chuỗi, liên kết sản xuất với các hộ dân, tổ hợp tác sản xuất vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm Sen Hào Thành.
Anh Trần Tiến Sỹ - Giám đốc HTX Sen Hào Thành cho biết: Nhằm phát triển mô hình nông nghiệp đô thị, HTX đã tiến hành thuê đất, chuyển đổi từ đất lúa, diện tích ao hồ kém hiệu quả sang trồng sen theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thông qua việc liên kết, tích tụ ruộng đất, phát triển vùng nguyên liệu sen trên những vùng đất nông nghiệp trũng, ao hồ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; đảm bảo các yếu tố sản xuất an toàn và lựa chọn giống sen phù hợp, có năng suất cao.
 “Thời gian đầu, tôi phải đối mặt với bao gian truân và thử thách, song, với sự hỗ trợ của UBND thành phố trong việc đầu tư quy trình sản xuất bài bản, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và sự đồng hành của bà con nông dân bản địa, đến nay, chuỗi sản xuất đã đi vào ổn định với trên 30 loại sản phẩm từ trà sen, hạt sen, rượu sen, ngó sen, củ sen... Trong đó, trà sen Hào Thành và rượu Hồng Liên đã đạt chuẩn OCOP 3 sao. Cùng với tập trung vào chế biến sâu, khai thác đa giá trị từ cây sen, chúng tôi đẩy mạnh kênh thị trường với việc tiếp cận các nền tảng Tiktok, Facebook, Youtube; tăng cường giới thiệu sản phẩm từ sen của HTX tại Tuần lễ nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu … để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Cùng đó, chúng tôi hoàn thiện quy trình đạt chuẩn VietGap để nâng cao chất lượng sản phẩm, kiến tạo hướng phát triển bền vững cho thương hiệu Sen Hào Thành.”. Giám đốc HTX Sen Hào Thành chia sẻ thêm.
a037

Việc đa dạng hóa các sản phẩm từ sen giúp người dân mạnh dạn khai thác triệt để những diện tích đất trũng, hoang hóa, đất lúa kém hiệu quả đầu tư trồng sen, nâng cao thu nhập.
Hiện tại, sản lượng hằng năm của các vùng sản xuất đạt khoảng 20 tấn lá sen/năm, 50 tấn củ/năm và khoảng 18 tấn ngó sen/năm; đưa lại thu nhập từ 120-250 triệu đồng/ha/năm tùy loại sản phẩm. Đến nay, ngoài vùng sản xuất nguyên liệu sen ở thành phố được mở rộng hơn 30 ha, HTX Sen Hào Thành còn liên kết với nhiều địa phương trong tỉnh như Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh để thu mua nguyên liệu.
Cuối năm 2023, UBND thành phố đã ra quyết định phê duyệt dự án liên kết theo chuỗi giá trị trồng, khai thác, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm Sen Hào Thành. Đây chính là cơ sở để các địa phương, người sản xuất tiếp tục khai thác tốt thế mạnh, đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất gắn với phát triển du lịch sinh thái. Những mô hình mới, giá trị mới từ cây sen tiếp tục được khai thác, tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú.
Nguyễn Hoàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay47,029
  • Tháng hiện tại418,835
  • Tổng lượt truy cập87,773,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây