Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh

Thứ tư - 18/05/2016 20:54
(Cổng ĐT HND) - Được biết, ông Phạm Thái Hòa ngụ ấp Bửu 1, xã Long Điền Đông (Đông Hải, Bạc Liêu) là một trong những nông dân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm theo. Với diện tích nuôi 4.400 m2 chia thành 02 ao, ông Hòa nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh – bán thâm canh, mỗi năm thu từ 8000 – 8500 kg cho lợi nhuận 700 – 800 triệu đồng.
Thông qua các lớp tập huấn, hội thảo và học hỏi kinh nghiệm từ những nông dân nuôi tôm thành công khác, ông đã đúc kết cho bản thân quy trình nuôi tôm đem lại hiệu quả cao.
 
Sau đây xin giới thiệu khái quát về quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh của ông Phạm Thái Hòa, nhằm giúp cho bà con nông dân có thêm nhiều thông tin hữu ích, áp dụng vào điều kiện thực tế của mình.
 
- Xử lý mầm bệnh: Đối với các ao bị thiệt hại, cần xử lý triệt để mầm bệnh còn xót lại trong ao nuôi bằng các Chlorine (30 kg/1000 m3), formol (3-5 l/1000 m3, thuốc tím (0,5-1 l/1000 m3)…Sau 3-5 ngày mầm bệnh đã được xử lý triệt để bà con có thể tiến hành xả nước ra ngoài.
 
- Cải tạo ao: Sau đó sên vét, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao. Tiến hành bón vôi CaO hoặc CaCO3 với liều lượng khuyến cáo từ 700 – 1000 kg/ha (pH đất > 6), phơi ao 7 – 10 ngày với mục đích tiêu diệt hết mầm bệnh của vụ nuôi trước.
 
- Lấy nước và xử lý: Tiến hành cấp nước vào ao nuôi thông qua túi lọc Sau 3 – 5 ngày tiến hành diệt tạp bằng saponin (15 – 20 kg/1000 m3); diệt khuẩn, virus trong ao bằng BKC (2 – 3 l/1000 m3), formol (20 – 30 l/1000 m3)…Cần bố trí ao lắng chiếm khoảng 30% tổng diện tích canh tác để chủ động việc cấp, thoát nước.
 
- Gây màu nước: Bà con nên sử dụng các sản phẩm gây màu có các công ty có y tín được bán trên thị trường (các sản phẩm có chứa các nhóm vi sinh vật có lợi như: Bacillus subtilis, lactobacillus, các vitamin, axit amin thiết yếu…). Theo dõi chất lượng khi đạt các tiêu chuẩn độ trong (30 – 40 cm), pH (7,5 – 8,5), độ kiềm (80 – 120 ppm), khí độc (<0,1 ppm)…màu nước vàng khuê, xanh lục thì có thể thả giống.
- Chọn tôm giống: Tôm giống đạt chuẩn Post 10-12. Sau khi chọn tôm giống thông qua phương pháp cảm quan: kích cỡ đồng đều, đường ruột to, tỉ lệ ruột/cơ  đạt chuẩn ¼, bơi lội linh hoạt…tiến hành gây sốc bằng độ mặn (giảm đột ngột xuống 1/2), formol (nồng độ 200 ppm) trong 1 giờ nếu tỉ lệ sống tôm trên 90% là đạt yêu cầu. Sau đó đem tôm giống đi xét nghiệm PCR để chọn được tôm giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
- Chăm sóc quản lý tôm nuôi: Định kỳ xử lý, quản lý chất lượng nước bằng chế phẩm vi sinh, khoáng chất được phép lưu hành. Quản lý việc cho ăn, xử lý chất lượng bằng việc ghi chép sổ nhật ký hằng ngày. Trong quá trình nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh để tránh ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi.
 
Ngoài ra, để tăng tỉ lệ thành công cho vụ nuôi, ông Hòa còn lưu ý: Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi bằng chế phẩm vi sinh, khoáng chất có chất lượng đã được phép lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Trong quá trình nuôi tuyệt đối không sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật(cypermethrin) để xử lý nước.
 
- Sử dụng chạy quạt bằng hệ thống điện có ưu điểm hơn là có thể nuôi với mật độ cao từ 200 – 220 con/m2, đảm bảo cung cấp oxy cho tôm nuôi trong suốt vụ, tôm thu hoạch đạt được kích cỡ lớn và có giá cao.
 
- Hệ thống, trang thiết bị được vệ sinh, tuyệt trùng cẩn thẩn để đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, mối nguy bất lợi đến vụ nuôi kế tiếp.
 
- Chọn tôm giống tại những trại được cơ quan nhà nước quản lý, đạt kích cỡ từ Pl 10 trở lên và chất lượng được đảm bảo thông qua xét nghiệm PCR. Trong quá trình nuôi hạn chế sự can thiệp của kháng sinh để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
 
Trần Thanh Thiện -Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu
http://hoinongdan.org.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm183
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,320
  • Tổng lượt truy cập90,252,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây