Học tập đạo đức HCM

Bệnh hen gà (CRD - CHRONIC RESPIRATORY DISEASE)

Chủ nhật - 22/05/2016 09:48
Bệnh hô hấp mãn tính CRD hay còn gọi là bệnh hen gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm. Đây là bệnh nguy hiểm gây tổn thất kinh tế lớn trong chăn nuôi gà trên toàn thế giới.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Ngoài ra, chủng Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm  cũng gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên gà. Đây là vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm, không có vỏ tế bào, bắt màu hồng khi nhuộm Giemsa. Mycoplasma chủ yếu ở trong cơ thể và gây bệnh, chúng sống được 1 - 3 ngày ngoài môi trường (trong phân, dụng cụ chăn nuôi…); trong dịch nhầy chúng tồn tại được 4 - 5 ngày; trong lòng đỏ trứng chúng có thể tồn tại 18 ngày.

 

Con đường lây bệnh

Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, thông qua sự tiếp xúc:

- Giữa các con bị nhiễm hoặc đã khỏi nhưng trong cơ thể mang mầm bệnh sang con khỏe.

- Lây truyền gián tiếp thông qua sự tiếp xúc với dụng cụ, túi đựng thức ăn, người, chim…

- Khi có các yếu tố gây stress cho đàn gia cầm như thời tiết thay đổi đột ngột; khi vận chuyển, san đàn, ghép đàn; mật độ nuôi quá dày; nền chuồng nuôi ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ các loại khí độc như NH3, H2S cao;

 Bệnh cũng có thể truyền dọc từ gà bố mẹ sang gà con.

 

Tác hại do bệnh gây ra

Bệnh thường xảy ra trên hầu hết các loại gia cầm vào mùa xuân và mùa đông, (đặc biệt khi giao mùa). Bệnh xảy ra trên mọi lứa tuổi nhưng thường gặp trên gà con giai đoạn 4 - 8 tuần tuổi và gà đẻ. Bệnh phát triển mạnh khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi và gây tỷ lệ chết cao khi bệnh nhiễm ghép với các loại bệnh khác như: viêm đường hô hấp do virus, bệnh viêm khí quản truyền nhiễm (IB), viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), bệnh Newcastle, đặc biệt ghép với  E.Coli ( CCRD) là thường gặp nhất.

Gây thiệt hại kinh tế rất lớn trên đàn gà thịt là làm giảm khả năng tăng trưởng từ 10 - 20%, gây tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ chết cao. Đối với gà giống và gà đẻ thương phẩm sẽ làm giảm tỷ lệ sống 5 - 10% và giảm sản lượng trứng 10 - 20%. Đặc biệt, khi mầm bệnh truyền qua trứng sẽ làm giảm số lượng đàn gà giống.

 

Triệu chứng bệnh

Trong những đàn bị nhiễm bệnh qua trứng, những biểu hiện lâm sàng có thể phát triển và biểu hiện từ giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi; còn những trường hợp khác thì phát triển ở giai đoạn chuẩn bị sinh sản. Thời gian ủ bệnh 6 - 12 ngày.

Biểu hiện chung: Gà ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít; viêm khớp, các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khủy; gà thở khó luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản, rõ nhất khi kiểm tra gà về đêm và gần sáng.

Ở gà con: Khi mới nhiễm bệnh gà có dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu dịch trong và sau đó đặc, nhày trắng. Gà con ho, khó thở, khò khè về sáng và ban đêm, ăn ít, chậm lớn. Nếu bệnh ghép với E.Coli thì gà sốt cao, rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới 30%.

Ở gà lớn: Tăng trọng chậm, kém ăn, thở khò khè, hắt hơi, một số con chảy nước mũi. Đối với gà đẻ, những ngày đầu giảm ăn, mất cân, giảm đẻ trứng. Sau đó chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, thở khò khè, trứng đổi màu, xù xì, Nếu bệnh ghép với E.Coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm.

 

Bệnh tích

Mặt sưng, thủy thủng, viêm mắt, phù đầu. Khi bệnh cấp tính, xoang mũi bị viêm và lồi lên, khí quản tích nhiều dịch viêm, keo nhày màu trắng hơi vàng, màng túi khí màu trắng đục, viêm phổi. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, màng túi khí dày, đục trắng bã đậu. Nếu có kế phát với E.Coli thì thấy màng bao quanh tim và màng bao phúc mạc đều tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào tim, gan, ruột, xuất hiện dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp. Phôi chết trước khi nở và túi khí phôi có những chất dịch nhày như bã đậu màu trắng.

 

Phòng bệnh

Để phòng bệnh CRD phải mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, không bị nhiễm CRD.

Giảm các yếu tố stress như dọn vệ sinh thường xuyên, rửa sạch các máng ăn, máng uống, đảm bảo chuồng nuôi thoáng khí, tránh tích tụ các khí độc như NH3, H2S… Mật độ nuôi vừa phải, đảm bảo đúng quy cách. Định kỳ phun thuốc sát trùng; tiêu diệt trung gian lây truyền bệnh như chuột, ruồi, muỗi. Diệt các mầm bệnh có trong trứng do cơ thể mẹ truyền sang bằng cách nhúng vỏ trứng vào dung dịch có kháng sinh hoặc thuốc sát trùng (để thuốc ngấm quả vỏ trứng diệt các vi khuẩn). Thường xuyên bổ sung vitamin, khoáng để tăng cường sức đề kháng, chống stress cho vật nuôi.

Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho gà bố mẹ và gà con: Với gà thịt tiêm phòng vào 28 ngày tuổi; Gà đẻ tiêm phòng 1 lần vào 28 ngày tuổi, nhắc lại vào 44 và 127 ngày tuổi. Hiện, trên thị trường đã có vaccine MG (hô hấp mãn tính).

 

Trị bệnh

Khi gà bị bệnh, người nuôi cần kiểm tra toàn đàn, kết hợp mổ khám để kiểm tra nguyên nhân chính, nguyên nhân ghép với CRD, nguyên nhân gây chết… để tìm ra phương pháp trị bệnh chính xác nhất.

Khi biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là CRD cần sử dụng ngay kháng sinh nhạy cảm với CRD. Trong trường hợp ghép với vi khuẩn có thể dùng kết hợp kháng sinh để điều trị. Đồng thời, sử dụng các chất bổ gan, thận kết hợp thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gà trong quá trình điều trị. Chỉ có 3 nhóm kháng sinh có hiệu lực với Mycoplasma là nhóm Tetracycline, nhóm Macrolides, nhóm Fluoroquinolones. Trong quá trình điều trị ngoài thực tế hiện nay, một số vùng nuôi đang sử dụng kết hợp kháng sinh Doxy - Flo khá hiệu quả trên gà đẻ hay nhóm Doxy - Tylo trên gà thịt. Tuy nhiên, cần chú ý là không nên dùng Tylosin cho gà đẻ (chúng có thể làm teo buồng trứng của gà đẻ). Đồng thời, kết hợp cho vật nuôi sử dụng các chất điện giải, vitamin, gluco KC trong cả quá trình nuôi để tăng cường sức đề kháng, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi.

>> Cần phải phân biệt rõ triệu chứng hen do Mycoplasma gallisepticum hay do các nguyên nhân khác hoặc bệnh có ghép với vi khuẩn hay virus để có phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.

 
 

Lê Cung
http://nguoichannuoi.vn/


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập947
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,662
  • Tổng lượt truy cập93,142,326
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây