Học tập đạo đức HCM

Nuôi thủy sản nước ngọt đối phó với xâm nhập mặn

Thứ năm - 19/05/2016 23:13
Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục gia tăng theo các kỳ triều cường đến tháng 6/2016, có thể sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số loài cá nước ngọt. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các hộ nuôi và sản xuất, ương giống cá nước ngọt cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề.

Thường xuyên theo dõi các thông tin tình hình xâm nhập mặn vào nội đồng trên báo, đài. Đo và kiểm tra độ mặn nước trong ao nuôi thường xuyên. Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa… vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi.

 

Đối với nuôi ao

* Đối với các ao nuôi thủy sản chưa thả giống:

- Thường xuyên kiểm tra độ mặn của nước sông hoặc kênh rạch tự nhiên, có kế hoạch chủ động lấy nước khi độ mặn thích hợp vào ao nuôi hoặc ao chứa lắng để dự trữ khi cần thiết (không chênh lệch độ mặn với ao nuôi nhiều).

- Cần có kế hoạch chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa lắng để dự trữ trước khi có xâm nhập mặn xảy ra, đảm bảo kế hoạch sản xuất; đồng thời, xây dựng kế hoạch thả giống phù hợp, tuyệt đối không nên thả giống nuôi khi nguồn nước có độ mặn cao hơn 4‰.

 

* Đối với các ao nuôi thủy sản đã thả giống:

- Đối với các ao nuôi thủy sản chưa đạt kích cỡ thương phẩm cần thường xuyên kiểm tra độ mặn trên sông để có kế hoạch thay nước phù hợp (khi nguồn nước cấp có độ mặn thấp hơn 3‰), cần thiết sử dụng máy bơm để cấp nước vào ao nuôi khi vào thời điểm nguồn nước có độ mặn thấp (< 3‰); kết hợp quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi chặt chẽ, tăng cường bổ sung dinh dưỡng (các loại vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất…) cho thủy sản nuôi để tăng sức đề kháng.

- Chú ý, khi độ mặn tăng cao từ 7‰ trở lên, nên giảm khẩu phần ăn cho thủy sản nuôi; tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học nhằm cải thiện chất lượng nước, đáy ao nuôi, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất nhằm tránh việc thay nước thường xuyên.

- Khi độ mặn của nước trên sông tăng cao từ 7‰ trở lên và kéo dài từ 7 ngày trở lên, có kế hoạch di dời thủy sản nuôi đến hệ thống ao nuôi khác có độ mặn phù hợp, nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra.

kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt đối phó xâm nhập mặn

Người nuôi cần chủ động thu hoạch khi cá đạt kích cỡ thương phẩm - Ảnh: Phan Thanh

 

Đối với nuôi bè

* Đối với các lồng bè nuôi thủy sản chưa thả giống:

- Kiểm tra, tu sửa (đối với lồng bè cũ) hệ thống lồng bè thật kỹ, nhằm tránh thất thoát khi thả giống nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra độ mặn nước trên sông và có kế hoạch thả giống phù hợp, tuyệt đối không nên thả giống nuôi khi nguồn nước có độ mặn cao (từ 3‰ trở lên).

 

* Đối với các lồng bè nuôi thủy sản đã thả giống:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến môi trường nuôi, nhất là độ mặn, để có kế hoạch chăm sóc quản lý phù hợp cho cá nuôi.

- Khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao thì khả năng khuếch tán ôxy từ không khí vào nước giảm, vì mật độ thả nuôi cá trong bè rất cao nên tăng cường sục khí khi nước đứng, giảm mật độ nuôi so với bình thường hoặc san thưa cá nuôi trong bè hoặc nếu có điều kiện chủ động di dời lồng bè đến vùng nuôi an toàn, hoặc chuyển các đối tượng nuôi vào hệ thống các ao đất, vùng nuôi phù hợp, tránh thiệt hại có thể xảy ra trong thời gian tới.

* Chú ý: Nếu các đối tượng thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm, thì các cơ sở nuôi chủ động thu hoạch ngay (không chờ giá) khi có sự xâm nhập mặn cao, để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. 

 

Đối với sản xuất, ương giống

- Tuyệt đối không nên tiến hành sản xuất cá giống nước ngọt trong thời điểm mặn xâm nhập nếu không có nguồn nước ngọt dự trữ do chất lượng trứng và tinh trùng thấp, tỷ lệ trứng nở thấp, hiệu quả ương cá giống không cao.

- Chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ, có kế hoạch sản xuất giống phù hợp.

Lưu ý: Khi thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường báo ngay về Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế các huyện/ thị xã/ thành phố, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản để được hướng dẫn hỗ trợ kịp thời.  

Theo Trí Quang/thuysanvietnam.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay45,901
  • Tháng hiện tại821,179
  • Tổng lượt truy cập91,994,908
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây