7. Nuôi dưỡng, chăm sóc
7.1. Cho ăn
Ở 3 - 4 tuần tuổi đầu, gà tây được cho ăn thức ăn hỗn hợp. Sau đó chúng ta có thể thay đổi: gà ăn ngô, gạo. Yêu cầu về protein có thể đáp ứng đủ bằng đậu tương, nguồn protein rau khác và nguồn protein động vật. Cần cho gà ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng để tận dụng cám cũ.
Thức ăn phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi. Thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, Premix vitamin, khoáng vi lượng. Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin, hoặc bột cá có hàm lượng muối cao. Dùng đỗ tương phải rang chín gà mới tiêu hoá được, nếu không gà ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hoá.
Bảng 3. Giá trị dinh dưỡng nuôi gà tây thịt
TT | Diễn giải | 0-4 TT | 5-8 TT | 9-12 TT | 13-16 TT | 17-20 TT |
1 | Năng lượng ME (Kcal/kg) | 2.900 | 2.900 | 2.900 | 2.950 | 2.950 |
2 | Protein (%) | 25 -27 | 22 -24 | 18-20 | 17-18 | 15-16 |
3 | Mỡ thô (%) | 3,92 | 4,06 | 3,97 | 3,87 | 3,90 |
4 | Xơ thô (%) | 3,42 | 3,08 | 3,08 | 3,01 | 3,22 |
5 | Can xi (%) | 1,17 | 1,26 | 1,15 | 1,16 | 1,15 |
6 | Phot pho (%) | 0,60 | 0,67 | 0,63 | 0,63 | 0,60 |
7 | Methionin(%) | 0,46 | 0,51 | 0,54 | 0,56 | 0,54 |
8 | Lyzin (%) | 1,39 | 1,41 | 1,32 | 1,16 | 1,16 |
7.2. Cho uống
Gà tây cần nước chất lượng tốt liên tục, sạch. Thiếu nước có thể gây nên rối loạn, đặc biệt là mới nuôi và khi nhiệt độ nóng.
Cần cho gà uống nước sạch và để tăng sức đề kháng, trong những ngày đầu nhiệt độ nước phải từ 20 - 22oC và nên pha vào nước 5 g đường gluco + 1 gram vitamin C/1 lít nước. Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa, chứa 3,5 lít nước cho 100 con. Vị trí đặt chụp nước có khoảng cách thích hợp với khay ăn để thuận tiện cho gà ăn uống.
Nước cần phải luôn luôn sạch, phải thay vài lần trong một ngày khi thay nước thì máng nước phải được thay đổ hết, rửa sạch và đổ đầy nước mới một ngày một lần bất kể loại nước uống nào. Đối với gà tây tốt nhất là dùng nước máng chảy.
Trong thời gian ở trên bãi chăn luôn phải có đủ nước, nếu trên bãi chăn không có nguồn nước thì phải chứa vào máng uống. Điều này rất quan trọng trong những ngày nóng vì thiếu nước gà tây chịu nóng rất khó khăn.
7.3. Chăm sóc gà tây
Đặc điểm chung
- Trong chuồng nuôi nên hạn chế sử dụng tới mức tối thiểu thiết bị tạo nên tiếng ồn. Tránh tiếng động lớn đột ngột.
- Chúng ta phải làm việc trong chuồng nhẹ nhàng, tránh làm gà bị kích động. Gà tây dễ thích nghi với giọng nói của con người, chúng sẽ dần dần nhận biết người chăm sóc của chúng, người lạ mặt không được làm náo động đàn gà.
Điều kiện để tránh mổ lông:
Mật độ đàn thấp; Chia thành nhiều nhóm nhỏ; Nhiệt độ ổn định; Độ ẩm (tối ưu) thấp; Chế độ ánh sáng thích hợp; Chất độn chuồng khô, sạch; Thức ăn chuẩn, đủ số lượng.
Chất độn chuồng
- Mùn cưa hoặc rơm (cắt khoảng 5 - 6cm), sạch, khô, không bụi và mốc là những vật liệu tốt nhất làm chất độn chuồng.
- Làm tơi chất độn chuồng 2-3 lần/1 tuần.
- Chất độn chuồng không được ướt. Chất độn chuồng ướt hoặc quá bẩn cần được thay mới.
- Khi thay mới chất độn chuồng (và mọi công việc khác) cần tiến hành đưa gà tây ra ngoài.
- Thường xuyên kiểm tra chất độn chuồng quanh máng uống.
Chăm sóc gà tây con
- Gà tây Huba từ 3 tuần tuổi cần phải được tập chạy. Tránh không cho gà tập chạy ở nơi có bệnh, cỏ có cát, bùn đất.
- Từ 6 - 7 tuần tuổi, có thể tập cho gà tây Huba ăn cỏ ở những phòng chứa (nhà kho).
- Sau 6 - 7 tuần tuổi, gà cần phải được đưa đến nơi có cỏ tốt.
- Bãi cỏ phải cách ly đối với xe cộ và người đi lại, và không tiếp xúc với loài gia cầm khác.
- Nếu không có bóng râm tự nhiên trên đồng cỏ, cần phải làm những bóng râm di động để có thể chuyển từ bãi này sang bãi khác. Diện tích bóng râm bảo đảm 1m2/con.
Ghi chú: Trong chăn nuôi gà tây lấy thịt ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý cho gia cầm phát triển đòi hỏi mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt khối lượng giết thịt càng sớm càng tốt.
Để nuôi gà tây vỗ béo thì sau khi nuôi gà tây choai kéo dài đến 10-12 tuần tuổi sau đó chúng được chuyển tới cơ sở vỗ béo. Lúc này gà tây trống nặng khoảng 2,5-3 kg, gà tây mái nặng khoảng 1,5-2 kg và chúng có sức chống bệnh tốt, rất ít đòi hỏi những điều kiện khắt khe. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng như đã nêu ở trên, gà nuôi thịt thì được ăn tự do suốt ngày đêm (ăn càng nhiều càng tốt) cho đến khi giết thịt.
Thời gian chiếu sáng: ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp bóng điện. Sau 4 tuần có thể thả gà ra sân chơi giúp gà tăng cường vận động, cơ săn chắc.
Bảng 4. Khẩu phần thức ăn phối chế nuôi gà tây thịt
TT | Nguyên liệu (%) | 0-4 TT | 5-8 TT | 9-12 TT | 13-16 TT | 17-20 TT |
1 | Ngô | 49,3 | 57,7 | 63,0 | 68,5 | 68,5 |
2 | Cám gạo loại 1 |
|
|
|
|
|
3 | Thóc |
|
| 2,5 | 4,0 | 9,5 |
4 | Khô đỗ tương | 28,0 | 17,0 | 13,0 | 9,5 | 5,0 |
5 | Procnco C25 | 12,0 | 17,0 | 15,0 | 13,0 | 12,0 |
7 | Bột cá cao đạm | 8,7 | 8,0 | 5,5 | 3,0 | 2,6 |
8 | Premix khoáng | 1,5 | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,2 |
9 | Dicanxiphotphat | 0,0 | 0,2 | 0,5 | 0,8 | 1,0 |
10 | Bột đá | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,4 | 0,4 |
11 | Premix vitamin | 0,2 | 0,0 | 0,1 | 0,2 | 0,2 |
12 | Methionin | 0,1 | 0,0 | 0,1 | 0,2 | 0,2 |
13 | Lyzin | 0,2 | 0,0 | 0,2 | 0,3 | 0,5 |
Cộng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Giá trị dinh dưỡng | ||||||
1 | Năng lượng ME (Kcal/kg) | 2901 | 2886 | 2909 | 2924 | 2923 |
2 | Protein (%) | 25,99 | 22,90 | 19,91 | 17,00 | 15,03 |
3 | Mỡ thô (%) | 3,92 | 4,06 | 3,97 | 3,87 | 3,90 |
4 | Xơ thô (%) | 3,42 | 3,08 | 3,08 | 3,01 | 3,22 |
5 | Can xi (%) | 1,17 | 1,26 | 1,15 | 1,16 | 1,15 |
6 | Phot pho (%) | 0,60 | 0,67 | 0,63 | 0,63 | 0,60 |
7 | Methionin(%) | 0,46 | 0,51 | 0,54 | 0,56 | 0,54 |
8 | Lyzin (%) | 1,39 | 1,41 | 1,32 | 1,16 | 1,16 |
Bảng 5. Lịch phòng Vắc-xin và thuốc cho gà tây nuôi thịt
Ngày tuổi | Vắc-xin và thuốc dùng |
1- 4 | Phòng bệnh đường ruột bằng một trong các kháng sinh sau: - Octamix (amoxycilin+colistin) 1g/4- 6 lít nước. - Doxycicline: 20 mg/ 1kg P. Kết hợp cho uống các loại Vitamin tổng hợp. |
5 | Nhỏ vắc-xin IB + ND Ma5 Clo30, hoặc vắc-xin Lasota, lần 1, nhỏ mắt, mũi (phòng bệnh Newcastle và Viêm phế quản truyền nhiễm). |
7 | Chủng đậu lần một. Vắc-xin Gumboro B hoặc D78 lần 1, nhỏ mắt, mũi. |
8- 12 | Phòng bệnh đường hô hấp bằng: Tylosin 1g/1lít nước hoặc Tiamulin 100mg/1lít nước. |
15 | Tiêm vắc-xin cúm gia cầm lần 1 - Tiêm dưới da cổ Cho uống điện giải hoặc vitamin tổng hợp Trộn Orgacid hoặc bổ sung Allzym cho đến lúc giết thịt |
14- 17 | Phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: - Rigercocin 1g/ 4- 6 lít nước. - Vetpro 1g/ 1lít nước. - Baycox 1g/ 1lít nước. Cho uống 2 ngày liên tục. |
18 | Vắc-xin IB + ND Ma5 Clon 30 hoặc Lasota, lần 2 nhỏ mắt mũi, cho uống các loại Vitamin tổng hợp. |
21 | Vắc-xin Gumboro A hoặc 228E lần 2, nhỏ mắt mũi hoặc cho uống. |
TS. Nguyễn Duy Điều
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;