Sự khác biệt lớn trong khả năng chống chịu mật độ dày (CST) gần đây đã được báo cáo đối với các dòng lai ngô ngọt phổ biến mà người trồng và các nhà chế biến còn băn khoăn không biết liệu các dòng lai mới nổi có được cải thiện về CST hay không.
Martin Williams - nhà khoa học cây trồng và là nhà sinh thái của trường Đại học Illinois cùng với Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết câu hỏi này về cơ bản rất quan trọng trong việc nâng cao tính bền vững của sản xuất ngô ngọt tại Mỹ và duy trì ưu thế trong sản xuất ngô ngọt trên toàn cầu.
Để xác định dòng lai CST trong các cánh đồng ngô, các nhà nghiên cứu thường so sánh dòng lai được trồng với nhiều mật độ. Tuy nhiên, Williams giải thích các thử nghiệm đối với ngô ngọt được thu hoạch thủ công, hay khi được thu hoạch bằng máy móc, trong thời gian ngắn. Ngô ngọt sau đó được chế biến, trong đó bao gồm: bóc tai, cắt hạt tươi, cũng thường được làm thủ công.
Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, Williams đã xác định một phương pháp hiệu quả hơn để so sánh và xác định các dòng lai ngô ngọt phục vụ chế biến về CST.
Dựa trên nghiên cứu trước đó, Williams đã xác định được một mật độ "cao" có thể được sử dụng để cho thấy mức độ CST giữa các giống lai khác nhau. "Chúng tôi đã có một cảm nhận tốt về mật độ tối ưu của các dòng lai có năng suất hàng đầu trước đó, chúng tôi đã vượt qua mức đó", ông nói.
Tại Midwest, ngô ngọt phục vụ chế biến đang được trồng với khoảng 23.000 cây/ha. Nghiên cứu trước đó của Williams cho thấy lợi nhuận của các giống lai có cải thiện CST đạt mức tối đa trong khoảng 27.000 cây/ha. Trong thử nghiệm về căng thẳng gần đây nhất của ông, tất cả các giống lai đã được trồng và so sánh ở mật độ 29.000 cây/ha.
Cách tiếp cận này cho phép nhóm nghiên cứu so sánh (trong thử nghiệm nhân rộng trên các môi trường khác nhau) CST trong số các giống lai ngô “siêu ngọt” phục vụ chế biến do các ngành sản xuất hạt giống cung cấp, trong đó bao gồm 26 giống lai từ 8 công ty.
Theo kết quả của nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã có thể để xếp hạng danh sách các giống ngô ngọt lai phục vụ chế biến về CST.
Một phần của nghiên cứu cũng đề cập đến việc liệu có một mối quan hệ nào giữa CST và phân bón nitơ hay không. Williams đã không quan sát sự tương tác giữa việc sử dụng dòng lai và phân bón nitơ.
Ngoài việc cho người trồng và các nhà chế biến biết dòng lai nào có thể được trồng với mật độ dày hơn so với thông thường, kết quả của nghiên cứu này cũng là thách thức đối với các công ty giống trong vấn đề cải thiện CST.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;