Học tập đạo đức HCM

Lưu ý khi sử dụng thiết bị đo chất lượng nước

Thứ sáu - 29/07/2016 06:20
(Thủy sản Việt Nam) - Phân tích các yếu tố chất lượng nước đã trở nên phổ biến tại các ao nuôi. Chú trọng đến việc sử dụng các thiết bị phân tích nước hiệu quả chính xác giúp người nuôi cải thiện và quản lý tốt chất lượng nước.

Kết quả chính xác, độ tin cậy cao

Một cơ sở có thể có bộ kiểm tra (test) nước đáng tin cậy và thực hiện theo hướng dẫn một cách cẩn thận. Tuy nhiên, kết quả có thể không chính xác khi đo các yếu tố môi trường nước. Do vậy, để có kết quả kiểm tra chính xác, người sử dụng cần lưu ý: cần phải lấy mẫu nước đại diện cho toàn ao; không xảy ra sự chênh lệch nồng độ ở mẫu và khi phân tích; sai số của nhà sản xuất không lớn hơn lỗi phân tích dự kiến thông thường. Mẫu nước lấy về phải được phân tích càng nhanh càng tốt.

Đối với các thông số như nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan nên sử dụng các máy đo cho kết quả trực tiếp. Với các mẫu đo độ mặn, độ kiềm, độ cứng và các thành phần ổn định khác có thể lấy mẫu vào chai, lọ và kiểm tra trong vài ngày mà không sợ thay đổi nồng độ các mẫu. Đối với các mẫu biến động trao đổi chất như nitơ, phốt pho nên phân tích càng nhanh càng tốt và có thể lưu trữ được 4 - 6h. Khi tiến hành mua các thiết bị đo môi trường nước ao nuôi, nên lựa chọn thiết bị thích hợp cho từng yếu tố để có được kết quả chính xác và độ tin cậy cao.

Ví dụ, đối với máy đo pH thường có 3 loại là: để bàn, cầm tay và bút. Đối với phòng thí nghiệm, nên chọn loại máy đo pH để bàn vì chúng có khả năng tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn, đo được nhiều thông số hơn. Đối với người nuôi tôm, sử dụng bút đo pH sẽ tiện lợi hơn do có kích thước nhỏ gọn, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than…

lưu ý khi sử dụng thiết bị đo chất lượng nước

Kiểm tra pH trong ao - Ảnh: PTC

 

Kiểm soát chất lượng

Thông thường, khi kiểm tra nồng độ kiềm trong ao hiện nay, người nuôi có thể gửi mẫu nước đến phòng phân tích của các công ty tại địa phương. Tuy nhiên, khi nhân viên phân tích làm thí nghiệm để chuẩn độ kiềm sẽ có sự chênh lệch trong các lần lặp lại thí nghiệm. Từ đó, kết quả có thể bị chênh lệch và dao động so nồng độ tiêu chuẩn. Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả chính xác là kết quả đo 1 lần ban đầu. Tuy nhiên, trong môi trường nước nuôi trồng thủy sản luôn biến động và có những sai số. Vì vậy, cần tiến hành lặp lại thí nghiệm ít nhất 3 lần để có thể lấy kết quả gần đúng đối với các thông số về chỉ tiêu chất lượng nước. Vì vậy, cần kiểm soát chất lượng các dung dịch chuẩn độ trong phòng phân tích và lựa chọn cơ sở xét nghiệm phân tích có kinh nghiệm và uy tín để kiểm tra mẫu nước; từ đó, có biện pháp xử lý thích hợp cho môi trường nuôi.

 

Áp dụng kỹ thuật thích hợp

Việc đọc kỹ hướng dẫn ghi trên vỏ hộp của các dụng cụ đo môi trường để thực hiện các thao tác chuẩn xác và đưa ra những số liệu đáng tin cậy là vô cùng quan trọng. Ví dụ, đối với hộp test kit được sử dụng phổ biến và đáng tin cậy hiện nay là bộ test Sera của Đức đối với các chỉ tiêu môi trường khác nhau, sẽ có giấy hướng dẫn sử dụng và bảng so màu. Đối với đo ôxy hòa tan sẽ có 2 lọ Sera test 02 15 ml, gồm các thao tác: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ; Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp ra; Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Đối với kiểm tra độ kiềm trong ao sẽ có 1 lọ Sera test kH 15 ml gồm các bước: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng; Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra sau đó đổ thêm 5 ml mẫu nước vào lọ, lau khô bên ngoài lọ; Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước sau đó thêm mỗi giọt cho tới khi chuyển màu từ xanh sang vàng; Lấy số giọt thuốc thử nhân với 17,9 sẽ tính được hàm lượng mg/l CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàm lượng mg/l HCO3.

Hoàng Ngân
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập729
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại741,716
  • Tổng lượt truy cập93,119,380
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây