Học tập đạo đức HCM

Tổng hợp một số giải đáp thắc mắc về kĩ thuật nuôi lợn con

Thứ bảy - 30/07/2016 11:12
Đã dùng máng ăn tự động, tôi có nên cung cấp thêm khay ăn cho heo con cai sữa?
Cung cấp thêm khay ăn bên cạnh máng ăn tự động có thể giúp cung cấp thêm không gian tiếp cận thức ăn cho heo con trong tuần đầu tiên sau khi cai sữa. Cần sử dụng khay ăn dùng một lần hoặc khay ăn làm bằng vật liệu dễ dàng làm sạch như nhựa hoặc cao su để ngăn chặn nguy cơ tích lũy và phát triển của tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như bệnh cầu trùng. Cần quản lý đúng cách nếu không lãng phí thức ăn quá nhiều sẽ xảy ra. Ngoài ra, cần kịp thời thu hồi khay ăn sau khi lợn con đã biết ăn dễ dàng từ máng ăn tự động (khoảng 3-4 ngày sau khi cai sữa). Hãy nhớ khi sử dụng khay ăn, vẫn luôn luôn phải có thức ăn hiện diện trong máng ăn tự động.
 
 
Dụng cụ cung cấp nước uống nào là tốt nhất cho lợn con?
 
Núm uống hoặc khay nước đều có thể được sử dụng cho lợn con. Nước uống là rất quan trọng ở lợn mới cai sữa, cần đảm bảo rằng tất cả các con lợn dễ dàng tiếp cận với nguồn nước. Nếu núm uống được sử dụng, dạng núm tự chảy là thích hợp cho heo cai sữa sớm hơn 16 ngày tuổi; dạng núm ngậm hay cắn thích hợp cho lợn cai sữa lớn hơn 16 ngày tuổi. Bất kể dùng loại núm hay khay nào, việc điều chỉnh chiều cao chính xác là điều cần thiết để đảm bảo lợn có thể uống nước dễ dàng. Khay uống đã được chứng minh là giúp giảm thất thoát nước rất đáng kể so với núm uống nhưng lại không được vệ sinh bằng núm uống. Nên có ít nhất hai núm uống trong mỗi chuồng và số đầu con là 10-15 con/núm. Trong các hệ thống sử dụng khay uống thì chỉ cần 1 khay uống/1 ô chuồng. Ngoài ra, khi sử dụng máng ăn tự động có núm uống đi kèm, thì núm uống này cần được tắt hoàn toàn cho đến khi heo bắt đầu sử dụng khẩu phần giai đoạn 2 hoặc 3.
 
 
Làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích lợn con tiêu thụ thức ăn để ngăn chặn tình trạng đói lả khi cai sữa?
 
Dạy cho heo con làm quen và ăn thức ăn công nghiệp là rất quan trọng. Luôn luôn có một số lợn con nhỏ hơn hoặc chưa phát triển bằng những con khác khi cai sữa và chúng cũng chậm chạp hơn trong việc học ăn. Ngay cả khi dùng khẩu phần rất cao cấp và đắt tiền cũng không khuyến khích được tất cả mọi lợn con học ăn. Như vậy, khi bạn phải dùng khẩu phần ít cao cấp hơn để tiết kiệm chi phí, thì kỹ thuật để quản lý những con lợn kém học ăn này càng trở nên quan trọng hơn. Bằng cách sử dụng chiến lược quản lý chu đáo để khuyến khích lợn con bắt đầu ăn thức ăn, người chăn nuôi có thể giảm 1-2% số lợn con bị loại thải do còi cọc vì không biết ăn.
 
Một trong những cách tập ăn cho heo con là làm mềm thức ăn viên bằng nước để khuyến khích lợn ăn. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện xen kẽ thức ăn ướt – thức ăn khô nếu không lợn sẽ chỉ quen với thức ăn ướt và vẫn không biết ăn thức ăn khô. Như đã đề cập ở phần trước, sử dụng sữa thay thế cũng là một biện pháp tạm thời khác để cung cấp dinh dưỡng cho heo con trong thời gian chuyển giao từ sữa mẹ sang thức ăn viên. Tuy nhiên, ngoài việc bổ sung sữa thay thế, thức ăn khô phải luôn được để trong máng ăn tại mọi thời điểm và nhanh chóng loại bỏ việc bổ sung sữa thay thế để khuyến khích tiêu thụ thức ăn khô. Cung cấp sữa thay thế quá lâu khi cai sữa đôi khi sẽ dẫn đến một "sự chậm trễ cai sữa thứ cấp" khiến người nuôi lại phải tập cho heo chuyển đổi từ khẩu phần sữa thay thế sang thức ăn khô.
 
Một chiến lược khác là dạy ăn riêng cho từng con một. Thủ tục này được mô tả như sau. Sau khi tách mẹ và nhập heo vào ô chuồng cai sữa, thức ăn luôn được đặt trong máng ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, lợn con cần có thời gian để thích nghi với môi trường xung quanh, với hệ thống thức ăn và nước uống mới trước khi ta cần can thiệp vào thói quen ăn uống của chúng. Khoảng thời gian này là khoảng 36-60 giờ sau khi cai sữa. Lợn con biết ăn sẽ có cái bụng tròn, trong khi những con lợn chưa bắt đầu ăn sẽ gầy và bụng hóp lại, những con này cần được đánh dấu trong vòng 36-48 giờ sau cai sữa. Sau đó, chăm sóc từng con bằng cách lấy một nhúm nhỏ thức ăn viên, làm ướt chúng trên tay, và nhẹ nhàng đặt vào miệng của lợn. Thức ăn viên ẩm sẽ dính vào lưỡi của lợn, bắt đầu tan ra và lợn sẽ nuốt. Bước tiếp theo là nhẹ nhàng đưa nó đến gần máng ăn, dúi dúi miệng nó vào thức ăn trong máng, trong khi miệng nó vẫn còn thức ăn ướt ban đầu. Bằng cách này, con heo sẽ có nhận thức rằng thức ăn khô trong máng là ăn được và có hương vị như là thức ăn đang trong miệng của nó. Tương tự như vậy, nếu muốn tập cho heo ăn bằng sữa thay thế thì dùng sy-lanh bơm sữa thay thế vào miệng heo và đưa heo đến làm quen với thức ăn khô trong máng như mô tả ở trên. Điều quan trọng nhất trong cách tiếp cận này là phải thực hiện các thủ tục này một cách nhẹ nhàng. Do đó, thành bại của phương pháp này là do sự kiên nhẫn và sự hiểu biết về nguyên tắc ứng xử của động vật. Cung cấp ít nhất là 20-30g thức ăn/heo sẽ cung cấp đủ năng lượng để giúp chúng không bị đói. Dữ liệu từ những nghiên cứu ở Pháp chỉ ra rằng khoảng 90% những con lợn sẽ ăn trong vòng 30 giờ sau khi cai sữa. Vì vậy thời gian quan trọng nhất để bắt đầu can thiệp để dạy cho lợn con học ăn sẽ là 30 giờ sau khi cai sữa.
 
 
Có nên nuôi riêng theo giới tính ngay từ khi cai sữa?
 
Nghiên cứu cho thấy rằng không có khác biệt gì giữa giới tính đực và cái về mặt tăng trọng hay hiệu quả chuyển hóa thức ăn trong giai đoạn heo con. Vì vậy, quyết định chế độ khẩu phần và chương trình cho ăn ở giai đoạn heo con (từ cai sữa đến khoảng 23kg) được thực hiện hoàn toàn dựa trên trọng lượng lợn cai sữa và tuổi cai sữa chứ không phải dựa trên giới tính. Tuy nhiên, về mặt công lao động, nếu có thể phân loại giới tính ngay khi cai sữa, thì sẽ giảm được công lao động và giảm căng thẳng cho heo khi không cần thực hiện bước phân loại giới tính heo ở cuối giai đoạn heo con, đầu giai đoạn heo lứa-heo vỗ béo.
 
 
Lợn cai sữa lúc 5-7 tuần tuổi nên được cho ăn sau khi cai sữa như thế nào?
 
Câu hỏi này cũng tương tự như thắc mắc về việc cho heo cai sữa ăn một khẩu phần chất lượng cao ngay sau cai sữa có quan trọng hay không. Lợn cai sữa lúc 5-7 tuần tuổi sẽ có một hệ thống tiêu hóa phát triển hơn do có thể đã được cung cấp thức ăn tập ăn trong một thời gian dài (tập ăn từ khi heo được 7-10 ngày tuổi). Trong khi kết quả nghiên cứu chính thức là chưa đầy đủ, nhưng các chuyên gia có khuyến cáo rằng khẩu phần chất lượng cao (khẩu phần giai đoạn 2 hoặc 3) vẫn nên được sử dụng một thời gian, tùy thuộc vào trọng lượng cai sữa, để giúp heo con làm quen với thức ăn khô trước khi áp dụng khẩu phần chỉ có khô dầu đậu nành là nguồn protein duy nhất (khẩu phần giai đoạn 4). Cụ thể, khẩu phần giai đoạn 3 được sử dụng như một khẩu phần tạm thời ngay khi cai sữa, trước khi chuyển đổi sang khẩu phần giai đoạn 4. Đối với lợn nặng hơn 11.3kg lúc cai sữa, chỉ cần cho ăn 1kg khẩu phần giai đoạn 3 rồi đổi sang khẩu phần giai đoạn 4. Nếu có những lợn con nhỏ hơn 6.8kg, chúng cần được tách riêng cho ăn với khẩu phần giai đoạn 2 lúc cai sữa cho đến khi chúng đạt đến 6.8-7kg, sau đó thì dùng khẩu phần giai đoạn 3 cho đến khi chúng đạt khoảng 11.3kg thì chuyển sang khẩu phần giai đoạn 4 như trên.
 
 
Tình trạng sức khỏe của lợn con có ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng?
 
Nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu quyết định bởi tốc độ tăng trưởng, lợn sức khỏe cao thường yêu cầu hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là axit amin và năng lượng, do tốc độ tăng trưởng của chúng đã được chọn lọc (tăng nạc). Khi lợn phải đối diện với những thử thách về sức khỏe, nên cung cấp vitamin và các khoáng chất ở mức độ cao hơn để kích thích hệ thống miễn dịch của chúng và tăng số lượng chất dinh dưỡng, vì lượng ăn vào của chúng lúc bị bệnh thường thấp hơn so với lúc mạnh khỏe. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng các nguyên liệu dễ tiêu hóa đồng thời còn hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch như bột huyết tương và sử dụng kẽm và/hoặc đồng ở liều kích thích tăng trưởng.
 
Theo channuoi.com.vn
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại224,798
  • Tổng lượt truy cập90,288,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây