Học tập đạo đức HCM

Quản lý thức ăn trong nuôi tôm càng xanh

Thứ ba - 14/04/2015 03:22
Hệ số thức ăn cao trong quá trình nuôi tôm càng xanh thương phẩm khiến giá thành tăng, gây ô nhiễm môi trường ao, giảm năng suất.

Tôm càng xanh tăng trưởng thông qua quá trình lột xác. Quá trình này thường diễn ra vào đêm, khi lột xác tôm mềm và có hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau. Để đảm bảo việc áp dụng quy trình này không ảnh hưởng đến năng suất và rủi ro do hao hụt, người nuôi chỉ được ngưng cho ăn 1 cữ vào buổi sáng trong ngày, trong 1 tuần cho ăn. Qua đó, giảm hệ số thức ăn, giảm chi phí thuốc, hóa chất xử lý môi trường, giảm dịch bệnh, giúp giá thành giảm, tăng thu nhập…

Giảm hệ số thức ăn song năng suất tôm vẫn đạt 1,5 - 1,8 tấn/ha - Ảnh: Diệu Lữ

Trong thời gian ngừng cho ăn tôm sẽ tự tìm thức ăn dư thừa nơi đáy ao còn sót lại và thức ăn có trong tự nhiên. Nhất là giai đoạn tôm nuôi được từ 2,5 tháng tuổi trở lên, lúc này tôm đã lớn và lượng thức ăn cho ăn nhiều hoặc người nuôi kiểm soát thức ăn không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, tôm hay nổi đầu vào buổi sáng và dịch bệnh hay xảy ra.

Nhờ việc tôm đã sử dụng phần thức ăn thừa nên không còn gây ô nhiễm môi trường, do đó không cần sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường.

Với kết quả đạt được trong quá trình áp dụng tất cả các hộ nuôi đều rất phấn khởi, dù năng suất dẫn đạt 1,5 - 1,8 tấn/ha không tăng so với trước. Nhưng hệ số thức ăn của các hộ nuôi giao động 1,8 - 1,9 nay giảm xuống còn 1,65 - 1,8, từ đó tiết kiệm được hệ số thức ăn trung bình 0,125 do tôm tận dụng phần thức ăn dư và thức ăn tự nhiên từ đáy ao.

Riêng phần chế phẩm sinh học xử lý môi trường từ mức trung bình 8 - 9 triệu đồng/ha đã giảm xuống còn 6 - 7 triệu đồng/ha.

Điểm lưu ý của quy trình này là bắt buộc phải ngừng cho tôm ăn buổi sáng, không ngừng cho tôm ăn buổi chiều. Nếu ngưng cho tôm ăn vào buổi chiều thì đến tối, khi tôm lột xác, vỏ còn mềm sẽ bị những con khác đang đói ăn thịt ngay. 

Phạm Hoàng Dũng

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm271
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,066
  • Tổng lượt truy cập90,245,459
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây