Học tập đạo đức HCM

Nâng tầm di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch dịch vụ

Thứ sáu - 07/05/2021 06:20
Chỉ với 5.632 ha đất tự nhiên nhưng Thành phố Hà Tĩnh có đến 26 di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH), trong đó có 2 DTLSVH cấp quốc gia và 24 DT LSVH cấp tỉnh cùng hàng trăm địa danh mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử chưa được nghiên cứu, xếp hạng. Kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, đa dạng của Thành phố Hà Tĩnh đã phản ánh một cách đầy đủ phong phú về một vùng địa linh, nhân kiệt, phản ánh mọi mặt đời sống văn hóa tinh thần của con người Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước.

Về Di tích lịch sử có Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, một địa danh lịch sử đã được xếp hạng cấp Quốc Gia. Nơi đây, Bác đã ghé thăm, đi chân trần, đứng trên cầu hồ sen và nói chuyện thân mật với cán bộ nhân dân Hà Tĩnh. Bác mong muốn “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”. Lời dạy của Bác đã được lớp lớp cán bộ và nhân dân khắc cốt, ghi tâm, trở thành động lực, mục tiêu phấn đấu để quê mình có được như ngày nay và mãi mãi vẫn là mục tiêu, là động lực và ý chí của cán bộ và nhân dân Hà Tĩnh. Ngoài Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, Thành phố còn có hàng chục DTLSVH lưu niệm các sự kiện, lưu niệm các danh nhân văn hóa như Khu lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh; Bãi pháo cao xạ tại Núi Nài bắn rơi 12 máy bay Mỹ leo thang chống phá miền Bắc; các đền thờ, nhà thờ, miếu thờ, khu mộ của các dòng họ: Nguyễn Cao, Nguyễn Quyền, Đặng Văn, Trần Hữu ở xã Thạch Bình; họ Nguyễn Tất, Trương Quang, Lê Văn, Nguyễn Văn ở phường Thạch Linh; họ Võ Tá ở xã Thạch Hạ, xã Thạch Trung; họ Dương Công ở xã Đồng Môn; họ Trần Hậu ở phường Thạch Quý, Khu mộ Hà Tông Chính ở phường Nguyễn Du… tất cả đều là các di tích đã được xếp hạng.

Về Di tích kiến trúc nghệ thuật có Đền Võ Miếu – DTLSVH đã được xếp hạng cấp quốc gia với các nét kiến trúc nghệ thuật hài hòa, độc đáo. Võ Miếu được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Các nét kiến trúc của Võ miếu còn lưu giữ đến ngày nay chủ yếu là kiến trúc từ Niên hiệu Khải Định, tuế thứ 7 (1922). Ngoài Võ Miếu nhiều công trình DTLSVH khác trên địa bàn Thành phố còn lưu giữ các giá trị kiến trúc cổ, các giá trị văn hóa tinh thần mang đậm dấu ấn lịch sử như Sắc phong, kỷ vật vua ban, xiêm y, tư trang của các danh nhân văn hóa có tại Miếu Đôi Thạch Quý, Đền Kinh Thượng, đền Kinh Hạ xã Đồng Môn, Đền Đông Miếu phường Văn yên, Chùa Cảm Sơn và một số miếu, nhà thờ của các dòng họ.

Về Di tích khảo cổ, Thành phố Hà Tĩnh có DTLSVH Núi Nài, đây là nơi sinh sống của người Việt cổ. Dưới chân Núi Nài có nhiều dụng cụ bằng đá của người Việt cổ từ Thời đại Đồ đá mới (khoảng 4000 năm trước công nguyên) một số đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh. Địa danh này là một phần của Di chỉ khảo cổ Cồn Sò Điệp kéo dài theo duyên hải Miền Trung từ Nghệ An đến Quảng Bình. Quần thể DTVHLS Núi Nài còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể khác. Về văn hóa tâm linh có Cảm Sơn Tự xây dựng tử thế kỷ thứ XVII, có Nghĩa trang liệt sỹ Núi Nài là nơi yên nghỉ của 1.200 anh linh Liệt sỹ và cũng là nơi sinh sống tác nghiệp một thời của Danh nhân văn hóa Nguyễn Công Trứ. Núi Nài còn có Trạm ra đa đặt trên đỉnh đồi, làm nên Chiến thắng Núi Nài lịch sử - trận 26/3/1965 của quân, dân Thành phố Hà Tĩnh. Quần thể Núi Nài là một trong những di tích có tiềm năng lớn nhất để trở thành một Danh lam thắng cảnh thu hút khách thập phương.

Tuy rằng, Thành phố có mật độ dày đặc các di tích lịch sử văn hóa nhưng các giá trị văn hóa lịch sử của các di tích trên địa bàn lại phần nhiều chưa được khai thác, đang nằm ở dạng tiềm năng, lợi thế. Danh họa Nguyễn Phan Chánh là họa sỹ được vinh danh ông tổ của dòng Tranh lụa Việt Nam. Ông là người đặt nền móng cho nghệ thuật tranh lụa và được cả thế giới ghi nhận. Các tác phẩm của ông hiện được lưu giữ, trưng bày ở hầu hết các Viện Bảo tàng mỹ thuật lớn nhất trên thế giới và trong nước. Du khách nước ngoài vẫn tìm về cội nguồn, quê hương, ghé thăm Nhà lưu niệm Danh họa Nguyễn Phan Chánh. Hàng năm, nhiều lớp học sinh các trường Mỹ thuật trong và ngoài nước cũng tìm về Khu lưu niệm của Danh họa. Tuy nhiên, nơi đây chỉ là điểm tưởng nhớ, thắp hương mang tính chất nhà thờ của dòng họ. Nhu cầu đến với khu lưu niệm của Danh họa là đến với giá trị nghệ thuật tranh lụa của Cụ, đến để tham quan, học tập, thưởng lãm nghệ thuật, tìm hiểu nghiên cứu về một dòng tranh cao cấp, nổi tiếng mà ông tổ khai sinh là người con của Thành phố Hà Tĩnh thì Khu lưu niện lại chưa đáp ứng được. Không chỉ Khu lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh mà các Di tích LSVH độc đáo khác cũng chưa được đầu tư đúng tầm để phát huy nhằm mang lại giá trị đích thực cho đời sống nhân dân.

Là địa phương duy nhất trong cả nước vừa có di chỉ khảo cổ học, với trầm tích văn hóa ngàn đời, lại có cả Văn Miếu, Võ miếu. Thế nhưng, Thành phố Hà Tĩnh lại không có điểm đến du lịch! Thành phố Hà Tĩnh cũng không có tên trọng hệ thống kết nối tua tuyến du lịch trong nước. Văn hóa ẩm thực của Hà Tĩnh phong phú và đa dạng, đầy đủ sơn hào hải vị. Dưới biển, Hải sản Bãi Ngang được đánh giá có chất, vị riêng, ngon nhất trong vùng biển miền trung; trên rừng có Nhung hươu là sản vật quý hiếm, bổ dưỡng; hoa quả có Cam khe mây, bưởi Phúc Trạch; vùng trung tâm có các sản vật giò chả, bún bánh nức tiếng gần xa. Tất cả, hội tụ về trung tâm tỉnh lỵ, được khai thác trên hệ thống hàng ngàn nhà hàng ẩm thực lớn bé. Tuy thế, Thành phố Hà Tĩnh cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một nhà hàng nào được công nhận là: “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”. Đầu năm 2021 Sở VH-TT-DL vẫn đang tiếp tục xem xét để công nhận cho 03 nhà hàng của Thành phố trở thành “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”. Nếu được công nhận, thì Thành phố Hà Tĩnh sẽ có ba nhà hàng đầu tiên có cơ hội để có thể có tên trong bản đồ các điểm dừng nghỉ chân kết nối tua tuyến du lịch trong nước.

Từ những thực trạng trên chúng ta thấy rõ một nguồn tài nguyên rất lớn của Thành phố chưa được khai thác. Thành phố Hà Tĩnh cần phải có chiến lược, cơ chế rõ ràng, lộ trình cụ thể để đưa các giá trị văn hóa lịch sử trong các Di tích trở thành giá trị hiện hữu, đúng nghĩa là động lực, là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại, nhiều giá trị văn hóa đang tiềm ẩn, đến cả dân bản địa còn không rõ thì chưa thể nói đến việc thu hút du khách, phát huy, nâng tầm, khai thác được.

Trước mắt, Thành phố cần phải gấp rút quy hoạch lại, xây dựng, phục hồi, nâng cấp một số di tích LSVH có tiềm năng lớn trên địa bàn như Núi Nài, Võ Miếu, Văn Miếu, Hào Thành, Khu lưu niệm Danh họa Nguyễn Phan Chánh…gắn với việc xây dựng các điểm đến du lịch. Điểm đến du lịch phải có điểm dừng chân, bãi đổ xe, khu nghỉ dưỡng; không gian tham quan, thưởng lãm, học tập, nghiên cứu; không gian vãn cảnh, thờ cúng tâm linh đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng; có khu dịch vụ mua sắm các sản phẩm ocop, các hiện vật, sản vật  của địa phương; có “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”. Thông qua các không gian bài trí, các dịch vụ văn hóa, ẩm thực, lồng ghép một cách khoa học, có chủ đích các nội dung giới thiệu quảng bá về địa phương nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

         Cùng với việc xây dựng các điểm đến, kết nối tua tuyến du lịch, hoàn thiện các hạ tầng dịch vụ đáp ứng phát triển du lịch hiện đại, Thành phố Hà Tĩnh cần khai thác các giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của vùng địa linh nhân kiệt bằng các việc làm cụ thể: Phục dựng lại một phần Thành Hà Tĩnh. Sưu tầm công bố rộng rãi các hiện vật tái hiện lịch sử, lưu giữ văn hóa truyền thống; Ưu tiên sưu tập, nâng tầm cho các giá trị văn hóa độc đáo, chỉ có thể có ở Thành phố Hà Tĩnh; nghiên cứu, khẳng định lại các chuẩn mực văn hóa truyền thống của con người Thành Sen v.v. Những nội dung trên hướng đến một mục tiêu lớn, lâu dài đó là giáo dục truyền thống văn hóa con người Thành sen, đặc biệt cho thế hệ trẻ. Qua đó, nhân dân thấy được và tự hào về nền văn hóa của vùng trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử; thấy rõ chất liệu hun đúc ra nền Văn hóa Xứ Nghệ không chỉ là các giá trị di sản văn hóa mang tầm thế giới như Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa Sứ trình đồ mà còn là những giá trị văn hóa bản địa riêng biệt thể hiện hàng ngày trong nếp sống văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ âm sắc, giọng điệu của từng phường xã, “văn hóa nói lái”, “Văn hóa nói lối”, “văn hóa đạo học” gắn với tích ông đồ Xứ Nghệ… Đó chính là truyền thống, là bản chất con người Thành Sen,  Đó cũng chính là bản sắc văn hóa dân tộc, nét khác biệt với mọi địa phương khác trong cả nước. Sự độc đáo chính là chất xúc tác mạnh nhất để thu hút du khách thập phương, quảng bá thu hút đầu tư phát triển kinh tế du lịch dịch vụ. Đây là những giá trị cốt lõi mà thế hệ trẻ cần phải hiểu, cần được giáo dục, tiếp thu, lưu giữ, phô diễn, khai thác để gìn giữ, xây dựng quê hương, đất nước.

Nâng tầm các giá trị văn hóa lịch sử tại các di tích LSVH trên địa bàn Thành Phố Hà Tĩnh gắn với xây dựng, phát triển du lịch dịch vụ là con đường phát triển kinh tế xã hội ngắn và bền vững, đồng thời là con đường duy nhất để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay./.

Kim Văn/https://hatinhcity.gov.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại778,517
  • Tổng lượt truy cập88,133,587
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây