Học tập đạo đức HCM

Huyền thoại về Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương - những ký ức tự hào

Thứ tư - 23/12/2020 11:06
Chiến tranh lùi xa. Hào hùng, mất mát, đau thương... cũng đã trở thành một phần lịch sử dân tộc. Vậy nhưng, với những con người trực tiếp sống, chiến đấu dưới bom đạn thì ngày tháng ấy giống như cuốn phim đen trắng quay chậm được bảo quản, cất kĩ trong ngăn sâu kí ức, không thể xóa nhòa. Và đó là câu chuyện của tiểu đội nữ dân quân Kỳ Phương- những nữ cô gái canh trời bắn máy bay Mỹ năm xưa.

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh...

        Tiểu đội dân quân gái xã Kỳ Phương thành lập ngày 3/4/1968, có 9 cô do Tưởng Thị Diên làm Tiểu đội trưởng và Trần Thị Lan làm Tiểu đội phó (7 cô khác là Nguyễn Thị Bích, Trần Thị Hy, Lê Thị Loan, Trịnh Thị Công, Lê Thị Xiên, Phùng Thị Hồng, Hoàng Thị Vân). Ngoài ra, trong quá trình hoạt động còn có 14 cô khác lần lượt tham gia Tiểu đội từng thời gian ngắn). Tiểu đội được trang bị 4 khẩu trung liên, còn lại là tiểu liên và súng trường, để làm nhiệm vụ trực chiến và cơ động bắn máy bay địch dọc bờ biển và trên trục đường Quốc lộ 1A. Không chỉ giỏi đánh giặc, các nữ dân quân còn là những người phụ nữ “ba đảm đang”, tham gia đào hàng nghìn mét giao thông hào, xây dựng trận địa pháo, san lấp đất trồng rau xanh, ngô, khoai, sắn, nuôi hàng chục con bò và lợn, cấy lúa đạt năng suất cao để tự túc lương thực thực phẩm, góp phần nâng cao đời sống của chính mình và đồng đội.

9 cô gái Tiểu đội dân quân Kỳ Phương.

        Vào những năm 1965-1972, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Nhân dân ta đang bước vào giai đoạn cam go khốc liệt nhất, địch leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968) và lần thứ hai (1972-1973). Lúc bấy giờ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là một trận địa huyết mạch, xã Kỳ Phương là điểm nối quan trọng vì ở đây vừa có rừng lại có biển, địa thế cách trở bởi Đèo Ngang, bởi vậy, quân Mỹ ra sức oanh tạc hòng chiếm trận địa này. Phát huy truyền thống của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, với tinh thần dũng cảm, gan dạ, mưu trí, với chiến thuật “bắn chẻ đầu”, suốt 180 ngày đêm chiến đấu liên tục, Tiểu đội đã đánh 170 trận lớn nhỏ, độc lập bắn rơi 3 máy bay, phối hợp với các lực lượng khác bắn rơi 12 máy bay của đế quốc Mỹ, bảo vệ an toàn các mục tiêu giao thông, trận địa pháo cao xạ, pháo bờ biển.

        Với những thành tích của mình, toàn tiểu đội được tặng thưởng “Huy hiệu Bác Hồ”, được tặng 1 Huân chương quân công hạng 3, ba lần được nhận Cờ thưởng luân lưu của Quân khu và của Tỉnh, được Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên dương “ Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào tháng 10/1971. Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - một trong ba đơn vị bắn rơi 2 máy bay trở lên được phong tặng danh hiệu anh hùng của cả nước lúc bấy giờ.

Những ký ức sống cùng lịch sử...

        Chiến tranh lùi xa. Hào hùng, mất mát, đau thương... cũng đã trở thành một phần lịch sử dân tộc. Vậy nhưng, với những con người trực tiếp sống, chiến đấu dưới bom đạn thì ngày tháng ấy giống như cuốn phim đen trắng quay chậm được bảo quản, cất kĩ trong ngăn sâu kí ức, không thể xóa nhòa. Những cô gái căng tràn sức trẻ ngày ấy giờ đây, người ít tuổi nhất cũng đã ở ngoài ngưỡng thất thập cổ lai hy. Nhưng cũng thật may mắn khi phần đa các cụ giờ vẫn còn sống, dù mắt có mờ, chân có chậm và đôi bàn tay run run song ký ức về cuộc chiến ngày ấy trong câu chuyện kể với chúng tôi thì dường như mọi thứ vẫn còn vẹn nguyên. Nói về tinh thần đánh giặc ngày ấy, bà Hoàng Thị Bích (một trong chín  nữ dân quân gái Kỳ Phương) nhớ lại: Thời ấy chúng tôi còn rất trẻ, tuổi từ 17-19, được biên chế một khẩu trung liên nhưng chị em rất gan dạ, dũng cảm, không lùi bước trước khó khăn, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, quyết tâm bắn rơi máy bay địch ngay từ loạt đạn đầu tiên.

Bức ảnh bà Tưởng Thị Diên (người ngồi) đang làm nhiệm vụ tại trận địa.

        Tuổi cao, trí nhớ có phần hạn chế nhưng với Tiểu đội trưởng Tưởng Thị Diên thì những tháng ngày cùng đồng đội nằm xoãi trên cồn cát canh máy bay địch, ngày bà được vinh dự thay mặt tiểu đội ra Thủ đô gặp Bác Hồ vẫn còn in đậm trong ký ức. Bà kể:“Tôi là một trong 2 nữ đại biểu trong đoàn Quân khu 4 được tham dự Đại hội Chiến sỹ thi đua yêu nước. Hôm đó vào ngày 15/5/1969, đoàn được lệnh sẽ gặp Bộ Chính trị và Bác Hồ. Khi gặp Bác, tôi là một trong năm người được báo cáo thành tích với Người. Sau khi nghe tôi báo cáo, Bác Hồ tấm tắc gật đầu: “Người thì nhỏ như hạt mít mà đánh giặc giỏi ghê! Nói như vậy nhưng không được thỏa mãn với thành tích của mình, phải cố gắng hơn nữa”. Sau giây phút hiếm hoi được gặp Bác Hồ, những lời dặn của Bác luôn khắc ghi trong trí nhớ của bà Diên.

         Kết thúc chiến tranh, Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương trở về hậu phương sản xuất. Ở thời chiến, họ là những chiến sỹ gan dạ, anh hùng; ở thời bình, những nữ dân quân tự vệ ấy vẫn là thành viên tích cực của hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, tham gia tích cực các hoạt động, phong trào ở địa phương. Với họ, việc cống hiến cho quê hương, dù là trong thời chiến hay giữa thời bình cũng đều là việc làm đương nhiên. Bởi vậy, năm 2010, khi địa phương thực hiện di dời tái định cư, những chiến sỹ năm ấy đã tiên phong đi trước, bước đầu, tích cực vận động con cháu, nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từng bước xây dựng cuộc sống mới, góp phần vào sự đổi thay, phát triển của quê hương Kỳ Phương anh hùng.

Trường Tiểu học Kỳ Phương tổ chức sinh hoạt truyền thống gặp mặt

nhân vật lịch sử“9 cô gái Kỳ Phương”

        Ôn lại quá khứ và ngắm nhìn quê hương đang từng ngày đổi mới, những cồn cát trắng xóa xưa là thế trận thì nay mọc lên những nhà máy, khu dân cư... Bà Diên, bà Bích không khỏi bồi hồi xúc động: “9 chị em thì có 1 người hy sinh trong chiến đấu. Một số theo gia đình đi làm ăn ở miền nam, giờ ở quê chỉ còn lại 4 người. Dù bận rộn nhưng chị em vẫn thường gặp nhau ôn chuyện cũ của một thời gian khổ nhưng hào hùng.

          Thời gian đã trôi qua gần nửa thể kỷ, những vết tích của chiến tranh đã được hàn gắn bằng những cánh đồng màu mỡ, những ngôi nhà cao tầng, những con đường bê tông khang trang sạch đẹp, những công trình, nhà máy nhưng chẳng thể nào quên những chiến công hiển hách của Tiểu đội dân quân nữ Kỳ Phương năm xưa đã làm nên, góp phần vào sự độc lập, tự do cho ngày hôm nay.

Theo Minh Hằng - Ban Tuyên giáo Thị ủy/thixakyanh.hatinh.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,765
  • Tổng lượt truy cập93,231,429
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây