Học tập đạo đức HCM

Đổi mới, nâng cao chất lượng học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong tình hình hiện nay

Thứ tư - 23/12/2020 11:11
Nâng cao chất lượng học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng luôn là vấn đề hệ trọng, không những là yêu cầu thường xuyên, mà còn mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay

Học tập Nghị quyết của Đảng không chỉ là nhiệm vụ mà còn là nhu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội đều có thể được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng. Việc đăng tải, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, hình thức phổ biến và cơ bản nhất hiện nay, vẫn là tổ chức thành lớp học tập trung ở các cấp, các ngành, địa phương và đơn vị. Qua đó, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân dễ dàng lĩnh hội được nội dung cơ bản, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của nghị quyết, từ đó thảo luận, bàn bạc, đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, giúp địa phương, đơn vị xây dựng chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống. Thời gian qua, nhiều cấp ủy đã tổ chức, thực hiện tốt vấn đề này từ việc xây dựng kế hoạch, chú trọng lựa chọn báo cáo viên, hình thức tổ chức đến việc sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong học tập và quán triệt nghị quyết, tạo điều kiện cho người học dễ tham gia, dễ nhớ, dễ lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, nghị quyết của Đảng được “thấm sâu” vào người nghe, tạo sự đồng thuận cao về nhận thức, tư tưởng và hành động.

Đồng chí Đặng Văn Thành, TUV, Bí thư Thị ủy phát biểu tại các Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên

Công tác học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết vẫn còn những khó khăn, hạn chế, đứng trước thách thức lớn

    Khó khăn trước hết là về điều kiện cơ sở vật chất, một số địa phương, đơn vị chưa thực sự đảm bảo, hầu hết các hội trường chỉ đủ ghế, thiếu bàn, các thiết bị âm thanh, ánh sáng, màn chiếu kém chất lượng nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu, ghi chép của người học. Thậm chí, có đơn vị do hội trường nhỏ, nên số lượng đại biểu được triệu tập bị hạn chế, chỉ mang tính đại diện, có nơi người học ngồi lấn đến cả ngoài hành lang nên đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập và thiếu tính nghiêm túc.

    Số lượng các chỉ thị, nghị quyết được ban hành khá nhiều, nội dung dài và hầu hết yêu cầu phải được phổ biến đến tận chi bộ, cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, thời gian dành cho việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, nhất là ở cấp cơ sở thường bị cắt ngắn. Vì vậy, một buổi hội nghị thường phải lồng ghép nhiều nội dung, người học không đủ thời gian để nghiên cứu, trao đổi, thảo luận; báo cáo viên không đủ thời gian để phân tích, chứng minh sâu sắc các vấn đề và giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập.

    Một số báo cáo viên, nhất là ở cấp cơ sở năng lực, trình độ còn hạn chế, lại ít chịu đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ để nghiên cứu thấu đáo nội dung nghị quyết và các tư liệu phục vụ liên quan nên bài giảng thiếu sinh động, phương pháp truyền đạt chủ yếu thuyết trình, thông tin chung chung, độc thoại, ít trao đổi với người học, ít phân tích, luận giải; các thuật ngữ mới, các quan điểm, chủ trương, giải pháp, sự nhất quán và phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng chưa được làm rõ; chưa có liên hệ sát với thực tiễn, nhất là những ưu điểm, khuyết điểm về các mặt hoạt động của địa phương, cơ quan, đơn vị nên chưa tạo được sức lôi cuốn, thu hút đối với người nghe.

    Một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt giới trẻ không có động cơ học tập đúng đắn, họ không xem việc học nghị quyết là nhu cầu tự thân, để nâng cao tri thức mà học do sự “bắt buộc” của tổ chức đảng. Vì vậy, luôn có lý do hợp lý để xin vắng, bỏ học nếu điều kiện cho phép; thậm chí có đồng chí trong giờ học “hồn nhiên” làm việc riêng, lướt web, viết status và comment trên mạng xã hội, cho nên sau khi học xong không nhớ nỗi tên của nghị quyết là gì; một số đảng viên lớn tuổi hoặc đã nghỉ hưu họ tự cho mình cái quyền được nghỉ luôn học tập nghị quyết của Đảng, đó chưa kể một số ít người, học cao, biết rộng, nghĩ mình đã giỏi nên xem thường nghị quyết của Đảng dẫn tới không cập nhật được thông tin lý luận mới, từ đó phán xét các hiện tượng mới nảy sinh trong xã hội bằng tư duy, cách nhìn cũ và lôi kéo cả những đảng viên tích cực tham gia. Đó là con đường ngắn nhất kéo đảng viên trượt xuống vũng lầy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

    Một số cấp ủy, người đứng đầu quan tâm chưa đúng mức, nhận thức chưa đầy đủ nên có biểu hiện làm lướt, làm cho xong, công tác triển khai học tập thường mang tính khuôn mẫu, thiếu sáng tạo; coi nhẹ việc quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên tham gia học tập; thậm chí có những văn bản chỉ sao lưu rồi gửi chứ không được triển khai đến tận chi bộ, đảng viên theo yêu cầu...

    Trong tình hình hiện nay, đại dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, việc tổ chức hội nghị tập trung nhiều gặp khó khăn, công tác triển khai, quán triệt các nghị quyết của Đảng nếu không được đổi mới bằng hình thức khác sẽ khó có thể được tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc đổi mới học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng sao cho có hiệu quả được đặt ra từ nhiều nhiệm kỳ trước, nhưng đến nay vẫn còn khó khăn, lúng túng, nhất là ở cơ sở.

Các giải pháp tiếp tục nâng chất lượng học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong tình hình hiện nay

    Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng

    Cấp ủy các cấp, phải thống nhất nhận thức, quan điểm coi việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng cho cán bộ, đảng viên và tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp nhân là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; người đứng đầu cấp ủy phải chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện, đây là nhiệm vụ phải làm khi tổ chức học tập, quán triệt, triển khai các nghị quyết của Đảng. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, địa điểm, đối tượng, người phụ trách và công tác phục vụ, bảo đảo; dự thảo chương trình hành động phải được thảo luận chu đáo, nghiêm túc, từ đó cấp ủy tiếp thu, hoàn chỉnh và ban hành để triển khai thực hiện. Thực hiện kế hoạch, chương trình hành động, cũng chính là thực hiện nghị quyết của Đảng, là đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

    Thứ hai, quan tâm lãnh đạo, lựa chọn xây dựng đội ngũ báo cáo viên các cấp bảo đảm cả về số lượng và chất lượng.

    Chất lượng đội ngũ báo cáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Vì vậy, cấp ủy các cấp cần làm tốt việc lựa chọn, đào tạo- bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực xây dựng đội ngũ báo cáo viên “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong tình hình mới. Quan tâm lựa chọn nội dung, bố trí báo cáo viên phù hợp theo vị trí công tác, sở trường chuyên môn; khuyến khích người đứng đầu cấp ủy trực tiếp giới thiệu nghị quyết, chí ít đảm nhận trình bày chương trình hành động của đơn vị mình, bởi các đồng chí lãnh đạo sẽ có điều kiện liên hệ thực tiễn sâu hơn, gắn với giải đáp thắc mắc trong quá trình thảo luận chắc chắn chất lượng học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng ở cơ sở sẽ được tốt hơn.

    Thứ ba, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng phải phù hợp với đối tượng tham gia

    Đối với cán bộ chủ chốt, báo cáo viên cần tập trung đi sâu phân tích cơ sở lý luận - thực tiễn; những nội dung, những điểm mới của nghị quyết gắn với liên hệ thực tiễn của địa phương, ngành, lĩnh vực, nhất là các vấn đề bức thiết đặt ra, phục vụ tốt hơn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; đề cao phương pháp tự nghiên cứu, tăng cường đối thoại, trao đổi, thảo luận; có thể tổ chức qua hình thức trực tuyến nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng thông tin, tạo sự đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới, khắc phục được tình trạng ở trên làm kỹ, ở dưới làm lướt, đồng thời tiết kiệm thời gian, kinh phí tổ chức. Đối với đảng viên đại trà, khi giới thiệu cần tập trung vào những nội dung, “cốt lõi”, ngắn gọn, những vấn đề hết sức cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; giúp người học nắm vững các luận điểm cơ bản, chủ yếu và vận dụng vào thực tế công tác; còn hình thức tổ chức, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn cho phù hợp, làm sao để các đối tượng tham gia được nhiều nhất; song, dù áp dụng hình thức nào thì cũng phải đảm bảo sự tương đồng về đối tượng dự học.

    Trước khi kết thúc lớp học, cấp ủy các cấp cần triển khai nghiêm túc việc viết bài thu hoạch cho đối tượng tham gia và lấy kết quả đó làm cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả của từng đợt học tập và quán triệt nghị quyết; kịp thời biểu dương những tổ chức đảng và đảng viên, cán bộ, công chức chấp hành nghiêm, thực hiện tốt; phê bình, xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm; thông báo kết quả học tập của từng cá nhân cho cấp ủy thuộc quyền quản lý, đồng thời lấy kết quả học tập là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm.

1

    Thứ tư, phải coi trọng hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghị quyết của Đảng.

    Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát không chỉ nhằm xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong học tập, quán triệt nghị quyết mà còn giúp Đảng phát hiện, phản biện những đường lối, chủ trương, chính sách không phù hợp, bổ sung ngay trong quá trình triển khai những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình sơ kết, tổng kết cần có thái độ thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào sự thật, khẳng định những việc đã làm được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm để có biện pháp khắc phục tháo gỡ.

    Thứ năm, đa dạng hóa hình thức, ứng dụng công nghệ 4.0 trong học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết. Đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh, sinh động, dễ tra cứu, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện

    Ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm để tổ chức một số hội nghị trực tuyến tuyên truyền nghị quyết của Đảng, nhằm tiết kiệm được thời gian, kinh phí tổ chức và đảm bảo tính an toàn trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Phát huy hiệu quả mạng xã hội, tiếp tục duy trì Trang Fanpage Thông tin thị xã Kỳ Anh, facebook, zalo cá nhân hoặc có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghị quyết trên các trang mạng xã hội cũng là một trong những cách hay để đưa nghị quyết vào cuộc sống.

    Chỉ đạo, định hướng Trung tâm văn hóa truyền thông; Trang thông tin, Bản tin thị xã Kỳ Anh dành các chuyên trang, chuyên mục, xây dựng các phóng sự chuyên đề cho công tác tuyên truyền nghị quyết của Đảng, phản ánh kịp thời các mô hình, điển hình trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển sản xuất, lưu giữ truyền thống văn hóa, giữ vững ANTT, ATXH…; duy trì chất lượng và tần suất hoạt động của các trạm truyền thanh cơ sở gắn với tuyên truyền lưu động những đợt thi đua cao điểm, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, kinh nghiệm công tác...

    Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình thông tin đa dạng, phong phú và nhanh chóng, yêu cầu của việc triển khai, quán triệt nghị quyết, nhằm thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên càng trở nên cấp thiết. Thực hiện tốt những nội dung, biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng trong tình hình mới./.

Theo Đậu Đình Duẩn - Ban Tuyên giáo Thị ủy/thixakyanh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm250
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,790
  • Tổng lượt truy cập93,234,454
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây