Học tập đạo đức HCM

Đắk Lắk: Chuyển đổi nông-lâm nghiệp đón cơ hội đầu tư

Thứ ba - 15/07/2014 23:14
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 9 công ty nông trường và 15 công ty lâm nghiệp. Việc sắp xếp, đổi mới lại những đơn vị này đang gặp nhiều khó khăn khi tình trạng lấn chiếm đất công diễn ra ngày một phức tạp.
Ông Đinh Văn Khiết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, đã giành cho PV Báo điện tử Chính phủ cuộc trao đổi về hoạt động sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn cũng như định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Xin ông cho biết về tình hình sắp xếp lại các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay?

Ông Đinh Văn Khiết: Tỉnh Đắk Lắk hiện có 9 công ty nông trường và 15 công ty lâm nghiệp. Các công ty nông trường có 2 loại, gồm công ty cà phê và công ty cao su. Chúng tôi đang xây dựng các phương án sản xuất mới theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ.

Riêng các công ty lâm nghiệp có nhiều tồn tại lớn, trong đó, đáng kể nhất là tình trạng rừng bị tranh chấp, lấn chiếm và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng.

Việc xử lý vấn đề này đứng trước 2 vấn đề rất lớn là sở hữu đất đai và tổ chức lại sản xuất.

Về đất đai, theo chủ trương của Chính phủ là cần sắp xếp, tổ chức lại nhưng hiện chúng tôi cũng rất mong Chính phủ sớm bố trí kinh phí cho địa phương để thực hiện rà soát, cắm mốc nhằm xử lý dứt điểm về địa giới hành chính cho các công ty, lâm trường quốc doanh. Sau đó mới giải quyết được các vấn đề về cơ cấu tổ chức và hoạt động cho các công ty đó.

Về tổ chức lại sản xuất, trên cơ sở ổn định về ranh giới thì tỉnh mới có thể có hướng tổ chức lại các loại rừng. Từ đó quy định loại rừng nào hoạt động công ích, loại rừng nào có thể tổ chức liên doanh liên kết trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao thay thế diện tích rừng nghèo kiệt.

Xin ông cho biết rõ hơn về tình hình tranh chấp đất đai trong lâm nghiệp tại địa phương?

Ông Đinh Văn Khiết: Tình hình tranh chấp rừng tại tỉnh hiện nay đang rất nghiêm trọng. Các tranh chấp thường xảy ra giữa người mới đến với công ty lâm nghiệp, giữa người dân sở tại với công ty, giữa đồng bào thiểu số thiếu đất sản xuất với công ty...

Chuyện tranh chấp này không như trước đây, tức là người dân chỉ vào rừng khai thác gỗ, mà hiện nay, nhiều người đã vào khai phá rừng để chiếm đất, giữ đất chờ các dự án triển khai để lấy tiền đền bù.

Về vấn đề này, chúng tôi mong muốn Chính phủ hướng dẫn cụ thể về việc xử phạt các đối tượng lấn chiếm đất rừng. Theo tôi, việc chiếm hữu trái phép tài nguyên quốc gia thì phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Vậy ngoài bất cập về việc tranh chấp đất đai, quá trình sắp xếp lại các nông-lâm trường quốc doanh tại tỉnh còn gặp khó khăn nào không, thưa ông?

Ông Đinh Văn Khiết: Thực tế ngoài việc còn đang có nhiều bất cập khi xử lý vấn đề về vi phạm đất đai của các nông lâm trường quốc doanh, chúng tôi cũng suy nghĩ nhiều về việc xử lý các khoản nợ của các đơn vị này.

Cùng với hy vọng sớm có quyết định về hỗ trợ kinh phí để rà soát đo đạc, lập bản đồ… trên cơ sở đó mới tổ chức lại, chuyển đổi lại được các đơn vị này thì cũng cần có phương án xử lý các khoản nợ. Vấn đề nợ hiện có 2 hình thức là DN nợ ngân hàng không có nguồn để trả và người dân nhận khoán thì không nộp sản phẩm cho doanh nghiệp nên DN cũng nợ lương người lao động. Nhiều Giám đốc của các đơn vị này đã xin nghỉ việc, đây cũng là điều rất đáng lo ngại.

Ông có thể chia sẻ thêm về định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới?

Ông Đinh Văn Khiết: Tại tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng “xanh-nâu-trắng”.

“Xanh” là việc cơ cấu lại các cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế hơn và phát triển theo quy hoạch. “Nâu”  là việc chuyển sản phẩm cà phê của Đắk Lắk thành sản phẩm công nghiệp, đây sẽ là sản phẩm qua chế biến sâu rồi xuất khẩu chứ không xuất thô nhiều như hiện nay. “Trắng” là việc phát triển cao su, mía, sắn và chăn nuôi bò sữa.

Riêng với định hướng phát triển đàn bò sữa, hiện tỉnh đang nghiên cứu 4 dự án đầu tư về bò sữa, khoảng 1,5 tỷ USD của 4 tập đoàn. Đối với ngành này, các nhà đầu tư cần quỹ đất để phát triển đàn bò. Tỉnh đang tiếp tục rà soát lại quỹ đất  để xin phép Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cho chuyển đổi diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng cây lương thực làm thức ăn gia súc.

Hiện đã có nhà đầu tư lớn nào tham dự vào định hướng phát triển này chưa, thưa ông?

Ông Đinh Văn Khiết: Hiện nay chúng tôi đã làm việc với Tập đoàn TH về dự án khép kín chăn nuôi và sản xuất sữa với quy mô nuôi khoảng 72.000 con bò sữa. Dự án ước tính cần 12.000 ha đất để thực hiện quy trình sản xuất khép kín nhưng điều khó khăn là diện tích đất này lại chủ yếu thuộc đất của các công ty lâm nghiệp.

Muốn thực hiện được dự án này thì phải có kể hoạch cụ thể để sắp xếp dân ổn định trong vùng dự án. Cùng với việc tạo công ăn việc làm, cần có phương án để người dân có thể ổn định lâu dài trong vùng dự án. Nhà đầu tư sẽ nghiên cứu các yếu tố này để lập dự án được khả thi nhất.

Cùng với đó, tỉnh cũng ưu đãi trong chính sách chung về đất đai và áp các khung thuế thấp nhất cho các nhà đầu tư.

Riêng về dự án của TH True Milk, với nửa tỷ USD được đưa vào vùng đất nghèo biên giới cùng với cam kết dự án là tạo hạ tầng công nghệ cao hứa hẹn sẽ đổi thay và tác động rất tích cực với người dân địa phương.

Đỗ Hương(thực hiện)
Theo chinhphu.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập874
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại757,839
  • Tổng lượt truy cập93,135,503
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây