Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: đón thách thức, nắm cơ hội

Thứ tư - 16/07/2014 21:52
Trước bối cảnh bất động sản ngưng trệ, đầu tư vào KCN, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều DN của TP HCM quyết định chuyển hướng đầu tư sang nông nghiệp. Tuy nhiên, DN đang gặp không ít nan giải...
Chủ tịch HĐQT Cty Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) - Lê Chí Hiếu cho biết, trước thực tế thị trường bất động sản bị ngưng trệ, DN đã quyết định chọn hướng kinh doanh mới là ngành nông lâm sản và phân bón để bổ trợ cho lĩnh vực chính. Dự kiến trong năm nay, Cty sẽ ký nhiều hợp đồng xuất khẩu mặt hàng lâm sản, mỗi hợp đồng trị giá trên 10 triệu USD.

Tận dụng cơ hội

Theo ông Hiếu, so với bất động sản, có thể nông nghiệp lợi nhuận thấp hơn nhưng lại cần ít vốn hơn, rủi ro thấp hơn và nếu "ăn chắc mặc bền" sẽ đảm bảo có lợi nhuận.

Tương tự, ông Bùi Pháp - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp đang có lợi thế do Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Bên cạnh đó, VN đang phải nhập khẩu gần 3 tỷ USD nguyên liệu bắp, đậu tương, bột cá... Đây là một thị trường lớn đang có sẵn đầu ra của cây nông nghiệp ngắn ngày nên Đức Long Gia Lai không bỏ qua cơ hội này.

Và thực tế, cách đây không lâu, Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG), từng gây “sóng gió” với các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã công bố sẽ chọn nông nghiệp là một trong những ngành chủ đạo. 

Cụ thể, đơn vị này đã thành lập Cty con là Cty Nông nghiệp Đức Long Gia Lai với vốn điều lệ 360 tỉ đồng để trồng bắp, cây lương thực có hạt, cây lấy củ có chất bột, trồng mía, cao su… Trước mắt, trong năm nay, ngoài việc trồng cao su trên diện tích đất 8.000 ha, DLG sẽ trồng 1.000 ha bắp và tiếp tục mở rộng trong các năm tới.

Một tập đoàn lớn khác là Tập đoàn Tân Tạo từ vài năm trước cũng đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang nông nghiệp với việc thành lập Cty chuyên nghiên cứu và sản xuất gạo thơm. Tập đoàn này tiến hành nghiên cứu giống lúa, đầu tư vốn và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Hiện nay, các thương hiệu gạo của Tân Tạo, như: Nàng Yến, Nàng Đào, Nàng Nga... và nếp đã xuất hiện ở siêu thị và được người tiêu dùng đón nhận.

Mới đây, tại đại hội cổ đông, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) công bố "nông nghiệp sẽ góp hơn 50% trong cơ cấu doanh thu của Tập đoàn trong năm 2014". Cơ sở để HAGL tuyên bố xuất phát từ niềm tin vào nông nghiệp và thực tế đầu tư. Năm 2013, mảng nông nghiệp đã chiếm tỷ suất trên 60% doanh thu của Tập đoàn.

Khát quỹ đất, yếu công nghệ, lo thiên tai...

Theo GS Trần Đình Long - Chủ tịch Hội giống cây trồng VN, việc chuyển hướng đầu tư hay thay đổi mô hình kinh doanh của DN để phù hợp với những biến động của nền kinh tế, hay để đón đầu cơ hội làm ăn là những chuyện bình thường. Nhưng các DN cần cẩn trọng vì đây là lĩnh vực nhiều rủi ro, trong khi lợi nhuận mang lại rất thấp. 

Theo GS Long, mặc dù Nhà nước có các chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nhưng thực tế, có thể thấy, các DN đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường...

Ngoài ra, công nghệ cao và quỹ đất cũng là những vấn đề nan giải đối với DN. Do chính sách ruộng đất hiện nay, việc tìm ra những khu đất có diện tích lớn để phát triển nông nghiệp quy mô lớn là rất khó. 

Đây cũng là chia sẻ của bà Huỳnh Thị Bích Ngọc - Chủ tịch Cty Thành Thành Công cho biết: "Tại VN, khó khăn nhất vẫn là không có quỹ đất quy mô lớn, rất khó để cơ giới hóa, nên từ ba năm trước, Tập đoàn Thành Thành Công đã chuyển hướng đầu tư cho nông dân tỉnh Svey Rieng, Campuchia phát triển hơn 5.000 ha mía nguyên liệu".

Thực tế hiện nay, ở các tỉnh, vào các khu công nghiệp thì được trải thảm đỏ, nhưng muốn làm một vùng nguyên liệu nông sản, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn hoàn toàn không đơn giản vì rất khó kiếm được vài chục hecta đất sạch. 

Chính vì vậy, nhiều DN đề xuất cần cung cấp đất sạch, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động cho thuê, giao đất, góp đất, kể cả đất của dân, của nông lâm trường trước đây, đất do địa phương quản lý... 

Đồng thời, giảm và miễn tối đa các phí, thuế có liên quan cho DN đầu tư vào nông nghiệp, khấu trừ thuế VAT cho nguyên liệu vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước (Bộ KH&CN) với DN trong việc đưa công nghệ cao vào nông nghiệp.
                                                                                                Theo xaluan.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập745
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại756,817
  • Tổng lượt truy cập93,134,481
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây