Học tập đạo đức HCM

Xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn đẩy mạnh sản xuất cam hữu cơ

Thứ ba - 19/12/2023 21:10
Sản xuất nông sản hữu cơ là một xu hướng sản xuất bền vững, tạo ra dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn, góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường, bảo vệ các tài nguyên trong suốt quá trình canh tác nông nghiệp. Những năm gần đây, nông dân huyện Hương Sơn nói chung, xã Kim Hoa nói riêng đã và đang đẩy mạnh sản xuất cam hữu cơ. Bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt cả về năng suất, chất lượng và tính bền vững cho cây trồng, đem lại giá trị kinh tế cao.
Những năm gần đây các hộ thực sự tâm huyết với cây cam ở xã Kim Hoa đã chủ động cùng nhau thành lập các tổ sản xuất, HTX, chuỗi liên kết để thống nhất kỹ thuật canh tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất cam đạt các tiêu chuẩn VietGap, sản xuất theo hướng hữu cơ, tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc về bảo vệ đất và môi trường, bước đầu đã thu được nhiều kết quả rất khả quan.
nhung trai cam chin vang qua deu dep mui thom vi ngot an toan la thanh qua sau khi ap dung quy trinh san xuat huu co
Những trái cam chín vàng, quả đều đẹp, mùi thơm, vị ngọt, an toàn...
là thành quả sau khi áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ
 
Gia đình chị Phan Thị Kim Hương là một trong những hộ tiên phong tham gia vào chi hội sản xuất cam hữu cơ. Với sự hỗ trợ của cấp ủy chính quyền địa phương, các thành viên trong chi hội, gia đình chị đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật, chuyển đổi canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ.
cam huong son vao vu thuong lai cac noi den tan vuon thu hai binh quan moi nam nguoi trong cam kim hoa dem ve nguon thu tren 145 ty dong
Cam Hương Sơn vào vụ, thương lái các nơi đến tận vườn thu hái, bình quân mỗi năm người trồng cam Kim Hoa đem về nguồn thu trên 145 tỷ đồng
Hiện tại, 2ha cây ăn quả với trên 800 gốc phát triển tốt, trong đó có 50% đã cho quả  với sản lượng bình quân từ 15 - 17 tấn/năm, thu nhập trên 400 triệu đồng. Chị Hương phấn khởi chia sẻ: "Áp dụng quy trình trồng cam hữu cơ tôi thấy đem lại lợi ích rất lớn, trước hết là chất lượng cam được nâng lên, khách hàng ưa chuộng hơn, điều quan trong nữa là nó an toàn cho những người sản xuất như chúng tôi, không phải tiếp xúc với những thứ độc hại, sản phẩm tới tay người tiêu dùng cũng đảm bảo an toàn"
Chi hội sản xuất cam hữu cơ tại thôn Tân Hoa hiện có 30 thành viên tham gia với diện tích trồng cam khoảng 75ha. Để bảo vệ thương hiệu, nâng sức cạnh tranh và giá bán sản phẩm, chi hội đã thống nhất với các thành viên những diện tích trồng mới phải sử dụng giống tốt được chiết từ những cây chủ trưởng thành, khỏe mạnh, tuyệt đối không tận dụng giống chiết từ cây đã tới giai đoạn thoái hóa, bị sâu bệnh. Đồng thời, hạn chế tối thiểu phân bón hóa học, thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng, duy trì thảm cỏ tự nhiên để giữ ẩm cho vườn trong mùa khô, chống xói mòn trong mùa mưa, tạo môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi trong đất cũng như các loài thiên địch.
ap dung quy trinh san xuat huu co nguoi trong cam su dung bay sinh hoc de phong tru sau benh dam bao san pham den tay nguoi tieu dung an toan va chat luong
Áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, người trồng cam sử dụng bẫy sinh học để phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn và chất lượng
Ông Thái Vinh Quang, chi hội trưởng, chi hội sản xuất cam hữu cơ cho biết: "Tham gia vào chi hội các hộ sản xuất phải nắm vững quy trình sản xuất hữu cơ, có ý thức tuân thủ các quy định trong sản xuất để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt, an toàn, thân thiện với môi trường. Hiện nay, chi hội đang tiếp tục vận động các hộ trồng cam lân cận tham gia vào chi hội để nâng cao nhận thức, kiến thức sản xuất nông nghiệp bền vững cho người trồng cam Kim Hoa"
Xác định cây cam là cây chủ lực và nguồn thu nhập chính của nhân dân địa phương, những năm qua, xã Kim Hoa đặc biệt chú trọng đầu tư, có nhiều chính sách phát triển diện tích cũng như nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Bởi vậy, trong đề án phát triển kinh tế vườn đồi, địa phương khuyến khích tăng diện tích sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Theo đó, UBND xã giao cho các tổ chức hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho người trồng cam quy trình sản xuất từ trồng, chăm sóc, thu hoạch... ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh kết hợp với sử dụng phân bón vô cơ cân đối, hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cây trồng phát triển tốt, tuổi thọ cao. Toàn xã hiện có tổng diện tích 730 ha cam; trong đó, có 325 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn ViepGap, hữu cơ, đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Bình quân mỗi năm người trồng cam Kim Hoa đem về nguồn thu trên 145 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Linh - PCT UBND xã Kim Hoa cho biết thêm: "Thời gian tới, xã Kim Hoa tiếp tục có nhiều giải pháp khuyến khích người trồng cam áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân; hỗ trợ tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; chính sách khuyến khích sản xuất theo hướng hữu cơ, ViepGap; hỗ trợ thành lập các hình thức tổ chức sản xuất như HTX, THT, chi hội nghề trồng cam để giám sát quy trình sản xuất, hỗ trợ nhau cùng phát triển...hướng tới một nền nông nghiệp sạch và từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế một cách bền vững"
Từ thực tế sản xuất cho thấy, những mô hình sản xuất cam theo hướng hữu cơ bước đầu đã đem lại kết quả tốt, chất lượng nâng lên, được người tiêu dùng đánh giá cao, dễ tiêu thụ. Những mô hình sản xuất cam hữu cơ đang thực sự mở ra triển vọng mới để huyện Hương Sơn nhân rộng, nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm và thương hiệu cam Hương Sơn trên thị trường.

                                                                                                       Hương Hà
                                                                                    Trung tâm VH-TT Hương Sơn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm173
  • Hôm nay23,372
  • Tháng hiện tại47,088
  • Tổng lượt truy cập83,103,083
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây