Học tập đạo đức HCM

Bãi bỏ quy hoạch xuất khẩu gạo: Vẫn chưa thể “ăn mừng to”

Thứ sáu - 06/01/2017 11:58
Nhiều cơ sở, doanh nghiệp (DN) chế biến, kinh doanh lúa gạo tỏ ra đồng tình với việc bãi bỏ quy hoạch xuất khẩu gạo vừa được Bộ Công Thương ban hành. Dẫu vậy, vẫn chưa thể “ăn mừng to” vì nhiều quy định về xuất khẩu gạo của Thủ tướng Chính phủ ban hành vẫn còn hiệu lực.

Điều kiện xuất khẩu gạo thông thoáng hơn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định bãi bỏ quy hoạch Thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo, một quy định đang bị phàn nàn  gây khó khăn cho DN trong xuất khẩu gạo. Theo đó, các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quyết định số 6139/QĐ-BCT ban hành năm 2013 như khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo; khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo... đã chính thức được bãi bỏ.

 bai bo quy hoach xuat khau gao: van chua the “an mung to” hinh anh 1

Chế biến gạo xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: T.H 

Theo ông Nguyễn Thanh Long - Giám đốc Công ty TNHH Gạo Việt, việc bãi bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo không có tác dụng nhiều đến hoạt động xuất khẩu gạo của DN hiện nay.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc bỏ quyết định này nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN yên tâm đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo, tăng cường tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa cho nông dân.

Một số chuyên gia đánh giá, đây cũng là động thái tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu gạo trong tình hình hoạt động kinh doanh tụt giảm nghiêm trọng như hiện nay của Bộ Công Thương. Ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, thông tin này là cơ hội vàng cho DN có năng lực trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang hết sức trầm lắng hiện nay. Theo ông Năng, việc bãi bỏ điều kiện xuất khẩu gạo rất phù hợp với xu thế cải cách hành chính, đi vào thực chất của “Chính phủ kiến tạo”, giúp các DN có tính sáng tạo, tự chủ cao hơn để đối mặt với thị trường.

Vẫn chưa thể tự do xuất khẩu

Dù Bộ Công Thương đã có quyết định bãi bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu, kinh doanh gạo. Tuy nhiên, các DN cho rằng, họ vẫn chưa thể tự do xuất khẩu như ngành thủy sản, khi Nghị định 109 của Chính phủ về kinh doanh, xuất khẩu gạo vẫn còn hiệu lực.

Ông Phạm Minh Thiện – Tổng Giám đốc DN tư nhân Cỏ May (Đồng Tháp) cho rằng, quyết định của Bộ Công Thương vừa qua là tin vui cho cộng đồng DN chế biến, kinh doanh lúa gạo dịp cuối năm. Tuy nhiên, để DN có thể tự do tìm đối tác và xuất khẩu gạo, thì vẫn còn phải chờ động thái điều chỉnh, sửa đổi hoặc bãi bỏ Nghị định 109 từ Chính phủ. Theo ông Thiện, những “rào cản” vừa được Bộ Công Thương bãi bỏ rất thiết thực, song những nội dung này vẫn còn quy định trong Nghị định 109 của Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Thanh Long - Giám đốc Công ty TNHH Gạo Việt, việc bãi bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo không có tác dụng nhiều đến hoạt động xuất khẩu gạo của DN hiện nay. Thay vào đó, chỉ giảm bớt một số gánh nặng cho các DN đã và đang xuất khẩu gạo có trong Quyết định 6139/2013 phê duyệt quy hoạch thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo như thương nhân được cấp giấy chứng nhận phải bảo đảm duy trì đáp ứng các tiêu chí, điều kiện về thành tích xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn gạo/năm, kỳ hạn xét thành tích xuất khẩu để thu hồi giấy chứng nhận và các điều kiện về thành tích để có thể được tái cấp chứng nhận...

Trong khi đó, khó khăn được nhiều DN xuất khẩu gạo quan tâm là những điều kiện xuất khẩu gạo nằm trong Nghị định 109/2010 vẫn được áp dụng. Cụ thể, muốn xuất khẩu gạo, DN phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa khô; ít nhất một cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa khô/giờ… Đây là những trở ngại lớn với DN nhỏ và vừa, những DN muốn làm gạo thương hiệu có giá trị cao nhưng không đủ vốn để đầu tư kho, nhà máy rộng, công suất lớn...

“Việc bãi bỏ quy hoạch không có tác động nhiều, các DN nhỏ không đủ điều kiện xuất khẩu gạo theo Nghị định 109 thì vẫn phải ủy thác cho một DN lớn đủ điều kiện để xuất khẩu” - ông Long nhận định. 

Tác giả bài viết: Thuận Hải

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại848,195
  • Tổng lượt truy cập93,225,859
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây