Học tập đạo đức HCM

'Cà phê Công' - Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho giới trẻ ở Bình Phước

Chủ nhật - 10/06/2018 20:58
Năm 2017, dự án “Chiến binh cà phê” của Công đã chính thức khởi động, khẳng định thương hiệu cà phê nguyên chất Bình Phước. Rất nhiều tiệm “Cà phê Công di động” xuất hiện trên thị trường...

Mỗi năm thương hiệu “Cà phê Công” cung cấp ra thị trường khoảng 40 tấn cà phê thành phẩm. Công đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ ở Bình Phước và các tỉnh phía Nam.

13-31-33_cong_e
Công pha chế cà phê bằng bí quyết riêng

Lê Hoàng Công (32 tuổi) sinh ra tại vùng quê nghèo Bình Phước. Đang là sinh viên ĐH Thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh, Công đành bỏ học vì gia đình quá khó khăn. Anh về vùng đồi núi Bình Phước để lập nghiệp. Sau quãng thời gian đầy gian khổ, Công quyết định gắn bó với nghiệp kinh doanh cà phê sạch. "Cà phê Công" - một thương hiệu quen thuộc ở thị xã Đồng Xoài và Bình Phước được nhiều người tiêu dùng biết tới và ưa chuộng. Tại đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, Công được Trung ương Đoàn tuyên dương, khen thưởng.

Trong chiếc áo đen “truyền thống” mang thương hiệu “Cà phê Công”, anh nở nụ cười đôn hậu, hiền lành. “Em luôn mặc áo công ty để tuyên truyền mọi người biết về thương hiệu cà phê Bình Phước. Đó cũng là niềm tự hào, động lực để em phấn đấu trong thời gian tới”, Công chia sẻ. Anh mới giao hàng cho khách nên trong nụ cười chào hỏi còn lấp ló niềm vui của công việc.

Sau khi về quê lập nghiệp, Công dồn vốn kinh doanh cà phê sạch với phương pháp tự rang, xay. "Em mua cà phê khô, lặn lội lên Sài Gòn tìm thầy học cách rang. Rang cà phê rất khó, khi đóng máy, tất cả tối hù, mình chỉ có thể rang cà phê bằng cảm giác và đam mê, hy vọng. Nói thì ngắn gọn nhưng thực chất đó là cả một quá trình phấn đấu miệt mài, bền bỉ”, Công nói.

Dường như có duyên với cà phê nên Công học khá nhanh, lại kiếm được thầy rất tận tâm, nhiệt tình. Sau một thời gian ngắn, Công quyết tâm đầu tư mở xưởng chế biến, đặc biệt là công thức tuyển chọn nguyên liệu, rang cà phê.

Mỗi năm Công đưa ra thị trường khoảng trên 40 tấn cà phê thành phẩm. "Cà phê Công" có mặt tại các hội chợ giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của Bình Phước. Ngoài ra, Công còn tiếp thị sản phẩm đến khắp các tầng lớp khách hàng từ cao cấp đến bình dân thông qua dịch vụ cà phê di động, tạo việc làm và thu nhập cho những bạn trẻ ưa thích kinh doanh nhưng vốn ít.

Sau khi đã thạo nghề "rang, đảo", Công bắt đầu chú trọng việc tìm nguyên liệu tại các tỉnh Tây Nguyên. Việc tìm nguyên liệu sạch, ngon sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm của mình, vì vậy đây cũng là khâu đặc biệt cần chú trọng. Tuy nhiên sau nhiều lần tìm kiếm, thử nghiệm và so sánh, cuối cùng Công chọn nguyên liệu trên chính quê hương mình.

“Cà phê Bình Phước có hương vị riêng, rất riêng mà chỉ khi thưởng thức người dùng mới nhận ra. Tôi chọn Bình Phước để lập nghiệp nên hy vọng sẽ hình thành nên mặt hàng nông sản mang thương hiệu riêng nơi đây”, Công chia sẻ. Dự định của Công có thể quy hoạch vùng nguyên liệu tại huyện Bù Đăng trong thời gian tới.

Năm 2014, sản phẩm cà phê sạch của Công được tung ra thị trường với thương hiệu “Công cà phê”. Năm 2015, thương hiệu "Công cà phê" là đại diện của tỉnh Bình Phước tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê lần thứ 5 tại thành phố Buôn Mê Thuột.

13-31-33_cong_e_2
Công bên chiếc máy rang cà phê - công đoạn quan trọng để một mẻ cà phê ngon, chất lượng

Hiện tại thương hiệu "Công cà phê" đã có mặt rộng khắp ở Bình Phước và nhiều tỉnh phía Nam. Chia sẻ về thành công của mình, Công vui vẻ: “Mơ ước và khát vọng của mình cuối cùng cũng đã thành hiện thực, tôi sẽ phấn đấu đưa thương hiệu Bình Phước tiến sâu vào thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu”.

Sản phẩm “cà phê Công” gồm nguyên liệu chủ yếu là hạt cà phê Bình Phước. Bên cạnh đó có kết hợp với cà phê của Đăk Lăk, Lâm Đồng theo tỷ lệ nhất định. “Hạt cà phê tỉnh Bình Phước tuy nhỏ nhưng có hương vị đặc trưng riêng. Cà phê Lâm Đồng có mùi thơm và vị chua nhẹ. Cà phê Đăk Lăk đậm đặc. Ba hương vị cà phê hòa quyện vào nhau tạo nên vị riêng biệt lôi cuốn và hấp dẫn cả những khách hàng khó tính”, Công phân tích.

Năm 2017, dự án “Chiến binh cà phê” của Công đã chính thức khởi động, khẳng định thương hiệu cà phê nguyên chất Bình Phước. Rất nhiều tiệm “Cà phê Công di động” xuất hiện trên thị trường mà không cần vốn nhiều, không cần mướn mặt bằng và nhân viên. Công cho biết loại hình kinh doanh của anh sẽ xuất hiện ở phía Nam và nhân rộng ra toàn quốc.
NHẬT LINH/nongnghiep.vn
 Tags: cà phê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập561
  • Hôm nay92,623
  • Tháng hiện tại828,733
  • Tổng lượt truy cập93,206,397
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây