Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Dứa lại rớt giá

Thứ ba - 12/06/2018 23:16
Mùa dứa năm nay, người dân tại nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã bỏ mặc cho dứa gai chín rục trên đồi mà không thu hoạch, do giá dứa xuống quá thấp và không có người hỏi mua.

Chị Mai Thị Tuyết  xót xa trước tình cảnh dứa rớt giá.

Hiện nay toàn tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn héc-ta dứa được người dân trồng chủ yếu ở các vùng như Nông trường Thống Nhất (Yên Định), huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Hà Trung, Bỉm Sơn... Nhưng năm nay do giá dứa xuống thấp, cộng với thương lái không thu mua rầm rộ như những năm trước khiến nhiều nông dân trồng dứa tại các vùng lao đao.

Tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, hàng trăm tấn dứa của bà con nông dân đã chín vàng trên cây, có những vạt quả đã dần chuyển sang màu nâu và thối nhưng vẫn không được người dân thu hoạch do tiền bán dứa không bù được tiền công thuê nhân công thu hoạch. Chị Mai Thị Tuyết, trú thôn Vạn Bảo, xã Hà Long cho biết: Hiện tại, gia đình chị còn hơn 20 tấn dứa đã đến kỳ thu hoạch nhưng do giá quá thấp, tiền bán dứa không đủ chi phí cho công, thuốc sâu… nhiều người để mặc cho dứa hỏng mà không “buồn” thu hoạch. 

“Gia đình tôi trồng 1ha dứa giống má, chăm sóc, phân bón, thuê người làm chi phí hết 120 triệu đồng. Đầu tư là thế nhưng vụ năm nay gia đình mới chỉ thu hoạch được khoảng 0,5 ha với khoảng 20 tấn dứa. Còn lại trên ruộng khoảng hơn 20 tấn nữa đang chín nhưng giá chỉ 2.000 đồng/kg, cộng với không có thương lái thu mua nên gia đình đành để ở ruộng!”. – Chị Tuyết xót xa nói. 

Ông Nguyễn Hữu Thành - Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung cho biết: Hiện nay trên toàn xã có khoảng 650 ha dứa vào kỳ thu hoạch, nhưng đến thời điểm hiện tại mới thu hoạch được khoảng 80%, với khoảng trên 20.000 tấn. “Việc trồng dứa bấp bênh lắm! Giá cả thì trồi sụt, người trồng dứa không được bảo đảm đầu ra cho nông sản. Trước những khó khăn của người nông dân trồng dứa, chính quyền xã cũng đã đề xuất với các cơ quan chức năng phương án xây dựng một nhà máy, chuyên chế biến các sản phẩm thực phẩm từ quả dứa. Đến nay, chúng tôi cũng đang khảo sát vị trí để xây dựng, tuy nhiên đấy lại là chuyện của vụ sau!” - ông Thành nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các hộ trồng dứa ở xã Hà Long, huyện Hà Trung cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trồng dứa chủ yếu là tự phát, theo kiểu: Tự đầu tư, tự tìm đầu ra cho sản phẩm nên chuyện được mùa mất giá không phải chưa từng xảy ra. Tại nông trường Thống Nhất và huyện Ngọc Lặc có tới hơn 800 ha trồng dứa cũng đến kỳ thu hoạch nhưng người dân mới thu hoạch được một phần, phần còn lại vẫn chưa được thu hoạch do giá thu mua thấp, chỉ còn khoảng 1.000-1.500đồng/kg, khiến nhiều ruộng dứa chín nẫu và đang hỏng dần. 

Bên ruộng dứa đã bị máy cày phá tan hoang, ông Nguyễn Văn Diện trú nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định xót xa cho biết: “Giá thấp quá, với lại thương lái tới mua cũng ít nên gia đình đành thuê máy phá đi. Dù trước mắt chưa biết lấy đâu ra tiền để trả lãi cho ngân hàng!”.

Đem vấn đề dứa ế trao đổi với ông Trịnh Quốc Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất, một trong những đơn vị chính thu mua dứa gai của bà con, ông Dũng cho biết: “Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dứa không được tiêu thụ hết là do năm nay diện tích trồng dứa tăng so với các năm trước. Điều này dẫn đến việc cung vượt quá cầu, giá dứa rớt thê thảm so với năm trước nên nông dân cũng không mặn mà thu hoạch. Để chia sẻ khó khăn với bà con trồng dứa, Công ty cũng đang tiến hành thống kê số diện tích dứa của người dân để có phương án giúp đỡ, hỗ trợ một phần”.    

Nguyễn Chung/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay59,129
  • Tháng hiện tại889,856
  • Tổng lượt truy cập92,063,585
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây