Học tập đạo đức HCM

Ngành heo Thái Lan chịu nhiều áp lực

Thứ năm - 14/06/2018 21:15
Mỹ đang gây sức ép lên Chính phủ Thái Lan về việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt heo. Tuy nhiên, nông dân chăn nuôi heo Thái Lan lo sợ, thịt heo Mỹ có chứa ractopamine sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Và hơn hết toàn bộ hệ thống chăn nuôi heo của nước này cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Bất ổn giá

Những tháng đầu năm 2018, không chỉ có Việt Nam mà một số nước như Trung Quốc hay Thái Lan cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa thịt heo. Trong tháng 2/2018, Thái Lan đã phải tiêu hủy 10% số heo nái và 100.000 heo con nhằm giảm số lượng đàn tại nước này. 

Ngành thịt heo Thái Lan đang phải đối diện với nhiều áp lực Ảnh: Kneb.com
Ngành thịt heo Thái Lan đang phải đối diện với nhiều áp lực     Ảnh: Kneb.com

  

Để kích thích giá heo hơi tăng, Hiệp hội Chăn nuôi heo Thái Lan đã kiến nghị Chính phủ nước này áp giá sàn đối với heo hơi. Theo Hiệp hội, biện pháp này sẽ được áp dụng trong những giai đoạn giá heo thấp hơn chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kêu gọi Chính phủ loại bỏ quy định giá sàn đối với mặt hàng ngô trong nước và quy định buộc các doanh nghiệp/hộ chăn nuôi phải mua một lượng ngô nhất định trong nước nếu muốn nhập khẩu lúa mì (mua 3 phần ngô nội địa mới được nhập khẩu 1 phần lúa mì). Theo Hiệp hội, những quy định không cần thiết này đang khiến giá ngô nội địa cao hơn thị trường thế giới. Hiện tại, Chính phủ Thái Lan đang áp giá sàn đối với ngô nội địa là 8 baht/kg (0,25 USD/kg), nhưng giá trên thị trường đã tăng lên 10 baht/kg (0,31 USD/kg). 

Cũng theo Hiệp hội Chăn nuôi heo Thái Lan, giá heo tại nước này trong tháng 3/2018 đã tăng nhẹ so với tháng 2, lên mức 52 baht/kg (tương đương 1,65 USD/kg). Giá heo sống từ tháng 4/2018 tăng thêm 20% lên 62 baht/kg (tương đương 2 USD/kg). Tuy nhiên, giá thị trường thực sự không thay đổi so với tháng trước, vẫn chỉ ở mức 52 baht/kg (tương đương 1,65 USD/kg), khiến nông dân thua lỗ khoảng 1.500 - 2.000 baht/con, tương đương 48 - 64 USD/kg. 

Với tình hình này, Hiệp hội cho biết, khoảng 20% nông dân chăn nuôi heo tại Thái Lan đã ngừng sản xuất kinh doanh. Họ không thể chống đỡ mức thua lỗ này. Nguồn cung heo sống tại Thái Lan giảm mạnh sau khi ngành chăn nuôi heo giảm đàn heo nái và heo thịt từ tháng 1/2018. Tuy nhiên, thương nhân vẫn từ chối thu mua heo từ nông dân do lo ngại bất ổn giá. 

  

Phản đối heo Mỹ

Nông dân chăn nuôi heo Thái Lan phản đối mạnh mẽ việc cho phép nhập khẩu thịt heo từ Mỹ. Ông Surachai Sutthitham, Chủ tịch Hiệp hội Những người chăn nuôi heo Thái Lan cho biết, Hiệp hội đã gửi thư tới các cơ quan chức trách như Cơ quan Phát triển Chăn nuôi, Cơ quan Đàm phán Thương mại và Cơ quan Ngoại thương để phản đối việc cho phép nhập khẩu thịt heo Mỹ. 

Hiệp hội cho rằng Thái Lan đang gặp áp lực từ chính sách của Tổng thống Donald Trump gây sức ép buộc nước này mở cửa nhập khẩu thịt heo từ Mỹ, đặc biệt là những phần sản phẩm mà người tiêu dùng Mỹ tránh tiêu thụ như: Đầu, chân và nội tạng. “Nếu Thái Lan cho phép nhập khẩu theo sức ép trên, nông dân chăn nuôi heo Thái Lan sẽ bị tác động nặng nề và toàn bộ hệ thống chăn nuôi heo sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực”, ông Surachai cho biết thêm. 


Xuất khẩu và nhập khẩu thịt heo Mỹ năm 1980 - 2016
  

Mới đây, nông dân chăn nuôi heo Thái Lan đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại việc nhập khẩu thịt heo Mỹ vì cho rằng sử dụng ractopamine trong chăn nuôi heo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt heo Mỹ được cho là sẽ hy sinh lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng Thái để đổi lấy gói thương mại trị giá 4,2 tỷ USD, theo Hiệp hội Những người chăn nuôi heo Thái Lan lên tiếng. 

  

Áp lực

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đang gây áp lực lên Chính phủ Thái Lan về dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt heo Mỹ đã tồn tại từ lâu. Tuần trước, USTR đã chấp nhận yêu cầu từ Hội đồng các nhà sản xuất thịt heo quốc gia Mỹ (NPPC) để xem xét lại các lợi ích thương mại của Thái Lan theo Hệ thống Ưu đãi Phổ cập (GSP) - một hệ thống thuế mang lại lợi thế cạnh tranh cho hơn 1.000 hàng hóa Thái Lan trên thị trường Mỹ. 

NPPC đang yêu cầu Chính phủ Thái Lan xóa bỏ hạn chế đối với thịt heo chưa chế biến từ Mỹ. Jim Heimerl, Chủ tịch NPPC, đồng thời cũng là một nhà sản xuất thịt heo từ Johnstown, Ohio, Mỹ cho rằng “đây là chính sách phân biệt đối xử” và là nguyên nhân chính dẫn đến đề xuất của NPPC. “Chính sách của Thái Lan đối với thịt heo Mỹ là một cơ sở rõ ràng để xóa bỏ hoặc hạn chế các quyền lợi GSP dành cho nước này”, Jim Heimerl nói thêm. 

Thịt heo Mỹ bị cấm tại Thái Lan do sử dụng ractopamine, một phụ gia thức ăn chăn nuôi mà những người chăn nuôi heo tại Mỹ sử dụng phổ biến để tăng tỷ lệ nạc và tốc độ sinh trưởng. Chính phủ Thái Lan cho rằng, không có đủ bằng chứng chứng minh loại phụ gia này an toàn đối với người tiêu dùng. 

Áp lực từ phía Mỹ được cho là nỗ lực đơn phương để xâm chiếm thị trường Thái Lan bằng các sản phẩm cấp thấp. Dỡ bỏ lệnh cấm sẽ gây thiệt hại cho 200.000 nông dân chăn nuôi heo Thái Lan hiện đang sản xuất 18 triệu con heo hàng năm và các doanh nghiệp liên quan như các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông dân trồng ngô và các nhà cung cấp thuốc thú y. 

Prasit Luangmanee, một nông dân chăn nuôi heo tại Roi Et - tỉnh Đông Bắc Thái Lan cho rằng, thị trường thịt heo Thái Lan đang đối mặt với nguồn cung lớn. Nông dân Thái Lan đã phải vật lộn với tình trạng giá giảm trong 10 tháng qua. “Nông dân chăn nuôi heo đang đứng lên chống lại nguồn thịt heo Mỹ. Người dân Roi Et nên ăn thịt heo Roi Et, người Thái ăn thịt heo Thái. Ông Trump đang bảo vệ nông dân Mỹ và Thủ tướng của chúng ta cũng nên làm điều tương tự”. 

 Prayad Thirawong, Giảng viên tại Đại học Kasetsart và là một chuyên gia thú y, gần đây viết trên một tờ báo địa phương, nhận định rằng nội tạng heo Mỹ là “một quả bom nổ chậm” cho các nước khác. Mức độ ractopamine tồn dư cao tập trung ở các bộ phận nội tạng như gan và tràng, có thể gây ra rủi ro lớn cho người tiêu dùng Thái vốn có nhiều món ăn sử dụng nội tạng hoặc các món chần nước sôi, gỏi.


 

Phương Ngọc 

(Tổng hợp)/nguoichannuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại877,598
  • Tổng lượt truy cập92,051,327
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây