Học tập đạo đức HCM

Động lực đẩy vốn vào tam nông

Thứ năm - 23/02/2017 08:11
Agribank vẫn phải là ngọn cờ đầu của ngành NH trong cả hoạt động chung, và thực thi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

Chủ yếu dựa vào vốn NH

Hiện Việt Nam có 5 nguồn vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm: Vốn đầu tư từ ngân sách, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tài chính vi mô, và tín dụng NH. Theo Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 26/2012/QH13 của Quốc hội, giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 610.959 tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.

Tuy nhiên, nguồn vốn khu vực này hiện nay chủ yếu chỉ là nguồn vốn tín dụng NH. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đến cuối tháng 7/2016, nếu cộng thêm 100.000 tỷ đồng của NHCSXH và 100.000 tỷ đồng của VDB thì tổng nguồn vốn tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn có khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng.

Đây cũng là tỷ lệ vốn khá cao, chiếm khoảng 17% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong khi nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách còn ít, chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng vốn đầu tư kinh tế, xã hội. Các nguồn vốn ODA, FDI cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Sắp có nguồn vốn lớn chảy vào khu vực nông nghiệp, nông thôn

Xác định đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm, theo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là tái cơ cấu nền nông nghiệp, tạo động lực phát triển nền kinh tế, nhiều TCTD quan tâm đầu tư lĩnh vực này như Agribank, LienVietPostBank, SHB… Đặc biệt là Agribank, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm hơn 70% tổng dư nợ của NH này.

Mặc dù đây là lĩnh vực luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường không ổn định, trong khi lại thiếu các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro, nhưng thời gian qua bằng nhiều giải pháp tín dụng hợp lý, Agribank luôn duy trì một lượng vốn lớn chảy vào khu vực này, đóng vai trò tích cực trong quá trình triển khai Đề án tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam và thực hiện chính sách phát triển tam nông của Đảng và Nhà nước.

Những chính sách tín dụng của ưu đãi của Agribank đã giúp người nông dân có thể làm giàu từ nghề nông, dần nâng cao chất lượng cuộc sống… Năm 2016, tổng dư nợ cho vay của Agribank đạt 791.450 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2015. Trong đó, cơ cấu tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 514.154 tỷ đồng, chiếm 70%...

Tuy nhiên, nếu muốn những chính sách của NHTM dành cho nông nghiệp, nông thôn được triển khai hiệu quả, nhất là sắp tới theo chỉ đạo của Chính phủ, dự kiến một nguồn vốn lớn từ các gói tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp công nghệ cao sẽ chảy vào khu vực này, thì theo các chuyên gia kinh tế, cần phải có bước cải tiến trong các giải pháp tín dụng đối với đối tượng khách hàng trên.

Mở dòng chảy tín dụng lớn vào tam nông

Đồng tình quan điểm trên, một số chuyên gia NH đề xuất, cần tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, nhất là trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ nông dân theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.

Kinh nghiệm từ Agribank cho thấy, nếu phối hợp tốt với các cơ quan, đoàn thể địa phương, thành lập các tổ liên kết, tổ vay vốn, thì hoạt động tín dụng tăng cả chất và lượng tín dụng. Với lợi thế gần dân, hiểu dân, các tổ vay vốn ở các địa phương thời gian qua đã giúp cho người nông dân được tiếp cận gần hơn với các dịch vụ vốn vay NH.

Thông qua mô hình tổ vay vốn cơ sở, vốn của NH đến đúng địa chỉ, giúp nhiều đối tượng vay có cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Vì thế, tổ vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của hệ thống NH. Chỉ tính sau 5 năm triển khai thực hiện thỏa thuận giữa Agribank với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đến nay hệ thống Tổ vay vốn của Agribank được triển khai tại 53 chi nhánh với 35.935 tổ đang hoạt động, cùng trên 939.000 thành viên tham gia. Tổng dư nợ Agribank cho vay thông qua tổ vay vốn đạt 44.400 tỷ đồng, nợ xấu chỉ chiếm 0,2%.

Qua thực tiễn triển khai, một lãnh đạo địa phương cho biết, việc tiếp cận, tạo mối quan hệ với người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực tại địa phương, những người có tiềm lực tài chính, sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của NHTM. “Một khi họ đã hài lòng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH thì mức độ lan tỏa sẽ rất rộng và nhanh mà NH không cần tốn nhiều chi phí marketing.

Đây cũng là yếu tố và là điều kiện quyết định để thu hút được khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn”, vị lãnh đạo trên nhìn nhận. Do điều kiện khách quan, việc tiếp nhận thông tin về lĩnh vực tài chính - NH của khách hàng khu vực nông thôn vẫn còn hạn chế. Khi chưa tìm hiểu rõ thông tin về sản phẩm dịch vụ, khách hàng sẽ không sử dụng hay sử dụng ở mức độ thấp.

Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, thời gian qua, ngành NH có những bước cải thiện đáng kể trong các thủ tục tiếp cận nguồn vốn và triển khai nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn về tín dụng và lãi suất cho DN trong nông nghiệp. Mấy năm gần đây, NHNN đã điều tiết và chọn nông nghiệp là một trong những lĩnh vực ưu tiên với lãi suất cho vay ưu đãi, thấp hơn 1-2% so với mức lãi suất cho vay sản xuất thông thường.

Tuy nhiên, có một thực tế là những NH chủ lực cho vay đầu tư tam nông như Agribank, thực hiện nhiều chương trình tín dụng ưu đãi nhưng không được cấp bù lãi suất. Điều này đã ảnh hưởng đến năng lực tài chính, dư nợ cho vay… xuất hiện tư tưởng ngại cho vay nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Vì vậy, lãnh đạo Agribank kiến nghị nên tách bạch tín dụng chính sách, tín dụng thương mại trong hoạt động của Agribank. Trong trường hợp thực hiện ưu đãi lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN, thì đề nghị ngân sách có cơ chế cấp bù như đối với NHCSXH, VDB.

Lãnh đạo NHNN cho biết, sẽ hỗ trợ tích cực Agribank xử lý những vấn đề tồn tại. Thời gian tới, Agribank vẫn phải là ngọn cờ đầu của ngành NH trong cả hoạt động chung, và thực thi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn. “Đây là NH then chốt, quyết định trong tái cơ cấu nông nghiệp – lĩnh vực trọng tâm mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và NHNN đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện”, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Mới đây, NHNN Việt Nam vừa đưa ra dự thảo hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các biện pháp này khá thiết thực. Đó là áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng VND thấp hơn so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng loại tiền gửi.

Nếu quy định trên được áp dụng, sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy các NH mạnh dạn đẩy vốn vào khu vực tam nông, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, góp phần tích cực vào thành công của quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập.

Agribank Hà Nội đồng hành cùng khách hàng

Ngày 22/2, tại Hà Nội, Agribank chi nhánh Hà Nội đã tổ chức Hội nghị khách hàng với chủ đề “Đồng hành cùng phát triển”.

Báo cáo tại Hội nghị, bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Agribank chi nhánh Hà Nội cho biết, đến hết năm 2016, Agribank chi nhánh Hà Nội đạt tổng nguồn vốn trên 12.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn VND chiếm tới 94% tổng nguồn vốn. Dư nợ đạt trên 5.800 tỷ đồng, tăng 263 tỷ đồng so với năm 2015.

Với mạng lưới rộng, hệ thống thanh toán hiện đại, Chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức thanh toán, tính tiện ích, độ an toàn và bảo mật cao.

Biểu dương những kết quả đạt được của Chi nhánh Hà Nội, ông Trịnh Ngọc Khánh – Chủ tịch HĐTV Agribank cho biết, những kết quả chỉ tiêu kinh doanh của Agribank chi nhánh Hà Nội thể hiện là vai trò vị trí của đơn vị đầu tàu của các chi nhánh Agribank trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, ông Trịnh Ngọc Khánh cho rằng, dư nợ của Chi nhánh mới chỉ ở con số trên 5.800 tỷ đồng là thấp, vì vậy Chi nhánh cần có giải pháp trong thời gian tới và mạnh dạn hơn nữa trong lĩnh vực cấp tín dụng.

Chí Kiên

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay21,275
  • Tháng hiện tại1,102,158
  • Tổng lượt truy cập92,275,887
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây