Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu nghêu, sò vẫn đối mặt khó khăn

Thứ bảy - 06/08/2016 21:25
Đầu năm 2016, tình hình nuôi nghêu, sò ở một số nơi gặp khó khăn do xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh..., vì vậy nguồn cung có khả năng thấp hơn năm 2015. Điều này dẫn đến giá nghêu nguyên liệu trong nước sẽ tăng cao, trong khi giá nghêu trên thế giới dự đoán ít có biến động, các nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc bù đắp sự chênh lệch giá này.

Thông tin từ VASEP, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu nghêu, sò đạt 40,86 triệu USD, tăng 1,6% so cùng kỳ năm 2015; dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2016 sẽ đạt 83 triệu USD. Hiện, Việt Nam đã xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang 57 nước trên thế giới, tăng thêm 9 nước so năm 2015. Trong đó, EU vẫn là thị trường nhập khẩu nghêu, sò lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 64%.

Còn với thị trường Nhật, xuất khẩu đạt 4,22 triệu USD, giảm 12,4%. Trong đó, thị phần nghêu chế biến sang Nhật khá khiêm tốn, chỉ chiếm 2 – 3%; giá trung bình đạt khoảng 3 USD/kg. Riêng lĩnh vực nghêu xuất khẩu, hiện Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh thị trường, còn Việt Nam xếp thứ 5 và đang phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ từ Chile, Thái Lan, New Zealand.

 xuat khau ngheu, so van doi mat kho khan hinh anh 1

Mặt hàng sò điệp trưng bày tại Vietfish 2016. Ảnh: V.N

Đáng chú ý, giá xuất khẩu nghêu từ Việt Nam sang Mỹ đạt 2,64 USD/kg, tăng so với với mức 2,59 USSD/kg năm 2015. Với mặt hàng sò điệp, giá bán tại thị trường Mỹ đang ở mức cao nhất so với một số năm gần đây do sản lượng sò điệp cập cảng thấp. Sản lượng sò điệp toàn cầu trong năm nay cũng thấp hơn nên VASEP dự báo giá sò điệp 2016 sẽ không giảm.

Theo ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), thị trường trong nước hiện thiếu nguồn cung giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ; việc phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh diễn ra thường xuyên; vốn và chính sách hỗ trợ cũng chưa được quan tâm kịp thời.

Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020, nghêu, sò nuôi sẽ đạt tổng diện tích 48.370ha; năng suất trung bình 8,27 tấn/ha; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 150 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,8%/năm. 

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm269
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,264
  • Tổng lượt truy cập90,255,657
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây