Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu sụt giảm, nông dân “treo ao”

Thứ tư - 05/08/2015 03:02
(PLO) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2015, chế biến xuất khẩu tôm chỉ đạt 1,3 tỷ USD, giảm tới 27% so với cùng kỳ năm 2014. Với những khó khăn hiện tại, con số 1,9 tỉ USD xuất khẩu được ngành thủy sản đặt ra trong năm nay e rằng khó đạt.
Bất lợi đủ đường
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), từ đầu năm tới nay, tiến độ triển khai nuôi tôm nước lợ chậm so với kế hoạch, chưa đạt cả về diện tích thả nuôi và sản lượng thu hoạch. 28 địa phương nuôi tôm trên cả nước chỉ thả nuôi được hơn 600 ngàn hécta, bằng 96% so với cùng kỳ 2014; sản lượng thu hoạch cũng chỉ đạt 240 tấn, bằng 87% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Trong khi đó tổng diện tích nuôi tôm nước lợ thống kê bị thiệt hại cũng đã lên tới khoảng 17 ngàn hécta. Trong số diện tích tôm nuôi bị thiệt hại, đáng chú ý có khoảng 9000 ha bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp. 
Tại Sóc Trăng, Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh đánh giá chưa có lúc nào gặp phải tình cảnh bi đát như hiện nay. 6 tháng đầu năm, các thành viên trong Hiệp hội này chỉ thả được 20% diện tích (tổng diện tích là 2.700ha), trong số diện tích được thả nuôi chỉ thành công được 50%. 
Việc thả nuôi gặp khó khăn, kéo theo tôm nước lợ chế biến xuất khẩu cũng chỉ cán mốc 1,3 tỷ USD, giảm tới 27% so với cùng kỳ. Với những khó khăn trong thời gian qua, nhiều nông dân trên cả nước đã phải “treo” ao. 
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng: Việc kim ngạch nhập khẩu (XK) thủy sản giảm 16% trong 6 tháng đầu năm chủ yếu do XK tôm giảm mạnh. Kim ngạch XK tôm giảm mạnh chủ yếu do giá tôm XK giảm, trong khi tôm Ấn Độ và các nước Nam Mỹ đẩy mạnh nguồn cung từ đầu năm đến nay, bên cạnh đó vấn đề biến động tỉ giá cũng gây khó khăn cho XK tôm.  
Cũng theo ông Tuấn, ở trong nước, diện tích tôm giảm chủ yếu rơi vào vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh đối với tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân chính của tình trạng giảm diện tích chủ yếu do nắng nóng, xâm nhập mặn và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn khiến tỉ lệ xuống giống thấp. 
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích, do nguồn cung từ các nước trong khu vực tăng, giá tôm nguyên liệu sản xuất trong nước có giá thành cao hơn so với các nước trong khu vực nên giảm sức cạnh tranh về giá, tạo ra áp lực cho xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam gặp nhiều khó khăn còn do các loại rào cản kỹ thuật, thuế quan, do đồng USD tăng giá mạnh.
Trong cái khó ló cái khôn?
Theo Hiệp hội Chế biến – Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù 6 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn nhưng  hiện tại đang có một số tín hiệu khả quan khi cuối tháng 6 vừa qua, nguồn cung tôm trên thế giới có biểu hiện giảm, cụ thể: nguồn tôm của Ấn Độ giảm, nguồn cung của Indonesia không đạt như kế hoạch, sản lượng tôm của Thái Lan chỉ gần bằng năm ngoái. 
Theo đó, VASEP lạc quan với mức độ tiêu thụ tôm thẻ chân trắng đến cuối năm có thể tăng.Trong khi Việt Nam có thuận lợi về chế biến sâu, các hiệp định thương mại đã và đang được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho việc xuất khẩu tôm. Đó là những bối cảnh, xu hướng ta có thể nhìn thấy được. Từ giờ đến cuối năm, xuất khẩu tôm vẫn sẽ cán mốc 1,9 tỉ USD. 
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, lãnh đạo Bộ NN&PTNT một mặt nhìn nhận tình hình phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm 6 tháng đầu năm gặp nhiều bất lợi nhưng vẫn tin tưởng 6 tháng cuối năm sẽ có nhiều khởi sắc khi Việt Nam sẽ ký kết một loạt hiệp định tự do thương mại, thuế rất thấp hoặc bằng 0, đây là cơ hội để xuất khẩu tôm. 
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thường xuyên nắm bắt tình hình thông tin thị trường cung cấp cho doanh nghiệp, cố gắng hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường giám sát dịch bệnh, chất liệu vật tư, thuốc thú y thủy sản. 
Liên quan đến xử lý dịch bệnh và hỗ trợ cho người dân nuôi tôm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: “Tôi yêu cầu Cục Thú y trong tháng này lập kế hoạch kiểm tra, giám sát tất cả các trại giống. Tất cả các tỉnh đồng loạt kiểm tra thuốc thú y thủy sản. Hoan nghênh doanh nghiệp tổ chức liên kết, chia sẻ rủi ro với người nông dân. Chúng ta cần giúp để người nông dân đứng lên chứ không để họ đứng bơ vơ”. 
Gia Khánh
theo http://baophapluat.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,262
  • Tổng lượt truy cập90,252,655
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây