Học tập đạo đức HCM

Anh Sơn: Khi chính sách 'đúng' và 'trúng'

Thứ tư - 15/03/2017 03:36
Những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, huyện Anh Sơn ban hành Nghị quyết trong đó dành nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng giao thông, bảo vệ môi trường... và triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tạo dấu ấn phát triển mạnh mẽ.

 

Lan tỏa từ thực tế

Gia đình anh Nguyễn Văn Duyên ở thôn Kim Tiến, xã Phúc Sơn có 40 ha đất đồi rừng, nhiều năm trước đây toàn bộ diện tích nói trên anh chỉ dùng để trồng tre, mét và tràm, mỗi năm trừ chi phí chỉ lãi trên 100 triệu đồng. Đến tháng 3/2014, khi có chủ trương hỗ trợ lãi suất tiền vay để nuôi trâu, bò hàng hóa của huyện, gia đình anh được vay 200 triệu đồng từ ngân hàng để phát triển đàn bò 20 con. 

Với diện tích trang trại rộng, gia đình anh nuôi bò theo hình thức chăn thả tự nhiên nên đàn bò phát triển nhanh. Bình quân mỗi năm gia đình anh Duyên xuất bán 10 con bò thịt, thu lãi thêm trên 100 triệu đồng. 

Mô hình ứng dụng trồng dưa lưới Nhật Bản ở xã Hội Sơn (Anh Sơn). Ảnh: C.L
Mô hình ứng dụng trồng dưa lưới Nhật Bản ở xã Hội Sơn (Anh Sơn). Ảnh: C.L

Còn anh Nguyễn Văn Hùng ở thôn 2, xã Cẩm Sơn cho biết: Trước đây, mặc dù chỉ nuôi 5 con trâu, bò, tôi phải mất khá nhiều thời gian đi hái cỏ và thái thức ăn cho chúng. Năm 2016, khi biết huyện có chủ trương hỗ trợ, tôi đã mua máy cắt cỏ với số tiền 4 triệu đồng, trong đó được hỗ trợ 2 triệu đồng và men ủ chua thức ăn.

Phương pháp ủ chua tạo được nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bò của gia đình tăng trọng nhanh hơn nuôi bình thường 30%, trong khi chi phí rẻ, lại dự trữ được thức ăn. Mỗi ngày, một con trâu, bò trưởng thành sử dụng 10 - 15 kg thức ăn ủ kết hợp với ăn cỏ, hoặc 15 - 20 kg/ngày nếu nuôi nhốt hoàn toàn. Hiện nay, toàn huyện Anh Sơn có khoảng 300 hộ áp dụng mô hình này tập trung ở các xã như Cẩm Sơn, Hùng Sơn...
 
Ông Nguyễn Đình Đăng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Anh Sơn cho biết: Để đảm bảo chính sách hỗ trợ mua máy cắt cỏ và ủ thức ăn men chua chăn nuôi phát huy hiệu quả, huyện Anh Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng đúng mục đích. Thực hiện công khai các chính sách hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, lựa chọn các hộ có điều kiện để đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Đồng thời, vừa hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, vừa giám sát để các hộ dân thực hiện có hiệu quả. 
 
Hiện nay, toàn huyện Anh Sơn có 21 trang trại đạt chuẩn trong đó có 9 trang trại chăn nuôi cho thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng và 12 trang trại tổng hợp cho thu nhập trên 700 triệu đồng tập trung ở các xã như: Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Khai Sơn và hàng trăm gia trại lớn nhỏ ở 21 xã, thị. 
 
Chính sách “đúng” và “trúng”
 
a
Anh Sơn hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi lãi suất để vay mua trâu bò. Ảnh Huyền Trang.
 
Sau khi rút kinh nghiệm từ những chính sách đã ban hành, HĐND huyện Anh Sơn tiếp tục ban hành Nghị quyết số 64/2015/NQ-HĐND về việc ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016 – 2020. 
 
Trong đó gồm: Hỗ trợ xây dựng mô hình “ủ chua thức ăn cho gia súc”; hỗ trợ trang trại thành lập mới; hỗ trợ khu chăn nuôi tập trung; hỗ trợ trồng mới chè cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ khu chăn nuôi tập trung; hỗ trợ bổ sung nguồn vốn tín dụng hỗ trợ Ngân hàng CSXH huyện; hỗ trợ xi măng xây dựng giao thông nông thôn; hỗ trợ kinh phí để quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường huyện, liên xã, xây dựng thiết chế VHTT đạt chuẩn Quốc gia...
 
Ông Hoàng Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cho biết: Hàng năm huyện đều có đánh giá kết quả cụ thể để bổ cứu, khắc phục. Về thành lập trang trại tập trung, hiện đã có 11 trang trại được hưởng chính sách hỗ trợ. Về hỗ trợ khu chăn nuôi tập trung hiện  có 3 xã có khu chăn nuôi tập trung là Tào Sơn, Vĩnh Sơn, Phúc Sơn. Tổng số dự án cho vay là 7 dự án chăn nuôi bò và trồng keo góp phần khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình tại các xã, thị trấn.
a
Anh Sơn cũng hỗ trợ kinh phí đầu tư giao thông nông thôn ở các xã. Ảnh Huyền Trang.
 
Huyện cũng hỗ trợ các xã Thành Sơn, Tường Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn xây dựng giao thông nông thôn trong phong trào xây dựng nông thôn mới với tổng chiều dài các tuyến được phê duyệt là 5,982 km. Hiện tại, cơ bản các xã đã triển khai thực hiện, đánh giá kết quả trong năm 2016 là có hiệu quả. Việc hỗ trợ kinh phí để quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường huyện, liên xã cũng đã thực hiện cho 2 xã Phúc Sơn, thị trấn với 60  triệu đồng và đang triển khai 3 xã với kinh phí 100 triệu đồng (Thành Sơn, Tam Sơn, Thạch Sơn).
 
Ngoài ra, với chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa nhà văn hóa thôn cũng được hưởng ứng rất lớn của nhân dân. Kết quả trong năm có 56 đơn vị đăng ký xây dựng, sửa chữa đảm bảo đủ điều kiện để được hỗ trợ. Việc hỗ trợ xây dựng bãi xử lý rác thải tập trung năm 2016 đang thực hiện cho 3 xã  Đỉnh Sơn, Hội Sơn, Tào Sơn. 
 
Khai thác hiệu quả ngoại lực, phát huy nội lực, tự cường vươn lên, đến nay Anh Sơn là huyện miền Tây tạo được những dấu ấn mạnh mẽ trong phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của huyện năm 2016 đạt cao nhất trong vòng 10 năm trở lại nay với 12,37%. Thu nhập bình quân đạt 22,2%/người/năm. Thành quả đó có phần đóng góp lớn từ chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
 
Theo Châu Lan - Huyền Trang/baonghena.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập651
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm650
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại52,314
  • Tổng lượt truy cập88,730,648
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây