Học tập đạo đức HCM

Bài học về xây dựng nông thôn mới nhìn từ thực tế

Thứ năm - 29/09/2016 06:27
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 5 năm thực hiện đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), làm thay đổi diện mạo nông thôn cả nước, nhưng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xây dựng NTM cũng còn nhiều bất cập…

Đến cuối năm 2015, vùng ĐBSCL có 236/1.260 xã đạt tiêu chí NTM, chiếm 18,7% tổng số xã cả nước, cao hơn mức bình quân chung cả nước (khoảng 17%). Ngoài ra, toàn vùng còn có 203 xã đạt từ 15-18/19 tiêu chí NTM. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng NTM, nhưng ĐBSCL đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, được người dân đồng thuận.

Ngày 17-5-2016, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), được công nhận là huyện NTM; đây là huyện thứ hai của ĐBSCL đạt chuẩn NTM, sau thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang). Sau 5 năm (2011–2015) thực hiện xây dựng Chương trình NTM, huyện Phong Điền được công nhận đạt chuẩn NTM.

Với kết quả nổi bật này, Phong Điền vinh dự là huyện đầu tiên của TP Cần Thơ được công nhận “Huyện nông thôn mới”. Phong Điền có 1 thị trấn, 6 xã, với 79 ấp. Chương trình xây dựng NTM được triển khai trên địa bàn huyện Phong Điền từ năm 2011.

Bước đầu triển khai xây dựng NTM rất khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là đồng thuận của người dân nên các xã đã hoàn thành sớm các tiêu chí đề ra. Hệ thống hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư; đặc biệt huyện đã cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp khá hiệu quả theo tiêu chí phát triển bền vững.

 
Huyện Phong Điền đã hình thành nhiều vùng trái cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn với những sản phẩm đặc trưng của địa phương đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - an toàn được xây dựng rộng khắp địa bàn. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Sau 5 năm thực hiện xây dựng NTM, huyện Phong Điền đã huy động trên 1.813 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí. Trong đó, ngân sách Nhà nước chiếm 39%, nhân dân và doanh nghiệp chiếm 25,2%. Việc huy động nguồn vốn xây dựng NTM được thực hiện đa dạng thông qua lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình.

Phát biểu tại buổi công nhận huyện NTM Phong Điền vào ngày 17-5, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Phong Điền thời gian qua.

Đồng thời nhấn mạnh, trong thời gian tới, huyện cần tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, phát triển du lịch sinh thái, thành lập và nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế tập thể, nâng cao chất lượng về xây dựng cảnh quan môi trường, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân... hướng tới huyện đô thị sinh thái.

Ngày 12-10-2015, thị xã (TX) Ngã Bảy (Hậu Giang) đã đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Trước khi bước vào xây dựng NTM, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, TX Ngã Bảy đã phát huy nội lực, lợi thế của đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy, kiên trì, nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả ấn tượng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 45 triệu đồng năm 2015. 100% số xã đạt chuẩn NTM và là đơn vị cấp huyện đầu tiên ở vùng ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.

 
Một tuyến đường nông thôn mới tại xã Đại Thành.

Khi bắt đầu thực hiện xây dựng NTM, TX Ngã Bảy chọn 3 xã để triển khai xây dựng NTM, gồm: Đại Thành, Tân Thành và Hiệp Lợi, trong đó, Đại Thành là xã điểm của tỉnh. 

Ngay từ những ngày đầu, TX Ngã Bảy xác định từng tiêu chí đều hướng đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn, thông qua các tiêu chuẩn, như: điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa ấp, tình hình ANTT… đồng thời vận động người dân chung tay góp sức xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Vì vậy, chỉ sau 3 năm xây dựng NTM, xã Đại Thành đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận là xã NTM. Những năm tiếp theo, bằng những bước đi chặt chẽ, phù hợp, sự phấn đấu và nỗ lực hết mình, các xã còn lại của TX Ngã Bảy cũng lần lượt được công nhận là xã NTM.

Anh Lê Thanh Tùng (ngụ xã Tân Thành), vui mừng cho biết: “Nhờ xây dựng NTM, quê hương đã đổi mới, phát triển từng ngày, đời sống của người dân được nâng lên. Nông dân như tôi được tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất, sản phẩm làm ra được bao tiêu, giá cả ổn định. Gần 4 năm nay, cuộc sống người dân chúng tôi đổi thay rõ rệt”.

Với những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM, TX Ngã Bảy xứng đáng là lá cờ đầu trong quá trình xây dựng NTM của Hậu Giang, là hình mẫu để các địa phương khác trong tỉnh nghiên cứu, học tập…

Song, bên cạnh những địa phương đạt kết quả nổi bật về xây dựng NTM thì tại ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế trong tiến trình phát triển khu vực nông thôn. Nhiều nơi còn cứng nhắc trong áp đặt các tiêu chí và một số nơi thì nôn nóng đạt chuẩn NTM nên phát sinh rất nhiều hệ lụy cần giải quyết...

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đã góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, tạo diện mạo mới cho khu vực ĐBCSL, được thể hiện ở mọi mặt, như: đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, y tế, giáo dục… thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi và an sinh xã hội. Đến hết tháng 6-2016, dư nợ cho vay NTM của khu vực ĐBSCL đạt khoảng 125.205 tỉ đồng, tăng khoảng 5% so với cuối năm 2015.

 
Theo nhóm PV/cand.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay29,585
  • Tháng hiện tại332,972
  • Tổng lượt truy cập85,240,008
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây