Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Thái Thụy: Nhìn từ hạt gạo “xây”... ra cánh đồn

Thứ tư - 28/09/2016 23:29
Phát triển kinh tế của huyện biển Thái Thụy chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai nên cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, do đó chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả rất khả quan.

Hệ thống giao thông nội đồng ở xã Thái An (Thái Thụy).

 

“Mang tiếng” là huyện biển nhưng không phải cứ có biển là biển cho “bạc” và có “bạc” mới xây dựng được nông thôn mới (NTM). Thực tế xây dựng NTM ở Thái Thụy lại trông chờ vào giá trị sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Bởi danh sách 24 xã về đích NTM từ năm 2013 đến năm 2015 của Thái Thụy (Thụy Phúc, Thụy Văn, Thụy Ninh, Thụy Dân, Thụy Hưng, Thụy Dương, Thụy Liên, Thụy Hà, Thụy Lương, Thụy Trình, Thụy An, Thụy Tân, Thái Thủy, Thái Tân, Thái Xuyên, Mỹ Lộc, Thụy Thanh, Thụy Chính, Thụy Sơn, Thụy Bình, Thụy Hồng, Thái Sơn, Thái Phúc, Thái An) cho thấy hầu như đây là những xã nội đồng, nghĩa là vẫn lấy hạt gạo làm thu nhập chính để góp phần xây dựng thành công NTM.

 

Ðể khuyến khích các xã thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM, Thái Thụy đã ban hành chính sách hỗ trợ công tác quy hoạch chung NTM 30 triệu đồng/xã; dồn điền đổi thửa 20 triệu đồng/xã; chỉnh trang đồng ruộng 50 triệu đồng/xã và hỗ trợ 40 triệu đồng/km cứng hóa kênh mương cấp I loại 3 và thưởng 100 triệu đồng/xã về đích NTM. Về Thái Thụy, cảm giác đầu tiên của du khách là quang cảnh nông thôn khang trang, hầu như xã nào cũng có hệ thống giao thông nội đồng được cứng hóa bằng bê tông cho phép xe tải trọng 3,5 tấn ra tận ruộng chở thóc về nhà. Nếu những năm 80 của thế kỷ XX, đường giao thông nông thôn của các xã hầu như bằng đất thì đến những năm 90 đã có tiến bộ hơn một chút, các trục đường chính đã trải nhựa nhưng bề rộng mặt đường cũng còn khiêm tốn. Trong chương trình xây dựng NTM hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ xi măng của tỉnh, các xã đã chủ động huy động nguồn lực xây dựng đường giao thông nông thôn đạt chuẩn. Toàn huyện có 110,6km đường giao thông do huyện quản lý được cứng hóa 100%; đường giao thông trục xã, huyện đã được cứng hóa được 241,92/272,67km; đường trục thôn, xóm đã cứng hóa được 735,95/824,17km; đã cứng hóa 242,51/587,26km giao thông nội đồng. Hệ thống điện cũng được xây dựng và nâng cấp 10.827m đường dây trung áp (30% dây bọc), 300.000m đường dây hạ áp (100% dây bọc), lắp mới 10.500 công tơ điện. Hệ thống chợ được cải tạo, nâng cấp theo quy hoạch, trong đó xây dựng mới 9 chợ, cải tạo, nâng cấp 17 chợ… Nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở Thái Thụy tính đến ngày 30/6/2016 là 3.275.442,2 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 1.989.166,2 triệu đồng; ngân sách các xã 324.829,1 triệu đồng. Chỉ làm phép tính đơn giản so sánh nguồn vốn do dân cư đóng góp với lượng kinh phí nằm trong nguồn ngân sách xã bỏ ra đã phần nào phản ánh được tinh thần phấn khởi của nhân dân và con em địa phương đi làm ăn xa đồng thuận ủng hộ xây dựng NTM. Ông Tạ Ðức Hinh, Bí thư Ðảng ủy xã Thái An cho biết: Kinh nghiệm xây dựng NTM của Thái An có thể khái quát ở ba điểm: thứ nhất là đồng thuận trong tư tưởng; thứ hai là đoàn kết thực hiện thành công 19 tiêu chí, do vậy rất cần sự ủng hộ của nhân dân và tinh thần tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; thứ ba là rất cần sự nhiệt tình của cán bộ được phân công theo dõi, chỉ đạo của tỉnh, của huyện tạo nên sự thay đổi trong cách suy nghĩ về xây dựng NTM. Cũng vì lý do đó mà nhân dân Thái An hiểu đúng tinh thần xây dựng NTM nên vấn đề đóp góp không còn là trở ngại và giới hạn trong phạm vi nội thôn, nội xã mà lan truyền tinh thần xây dựng ra tỉnh ngoài, nước ngoài nơi mà con em nhân dân trong xã đi làm ăn xa và xa quê gửi tiền về chung tay cùng nhân dân trong xã xây dựng NTM.

 

Là huyện có nguồn lợi lớn từ biển nhưng Thái Thụy lại không “lơ là” với hạt lúa, củ khoai, vấn đề dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là nền tảng xây dựng cánh đồng lớn được lãnh đạo huyện Thái Thụy chú trọng trong xây dựng NTM. Huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở các xã (trừ thị trấn Diêm Ðiền, xã Thụy Hải và xã Thụy Xuân không có đất nông nghiệp), bình quân trước dồn điền đổi thửa là 4,7 thửa/hộ, sau đồn điền đổi thửa còn dưới 2 thửa/hộ. Cùng với dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, huyện đã quy hoạch chung 416,6ha/23 khu, điểm chăn nuôi tập trung ở 22 xã, trong đó đã quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi ở 271ha/15 điểm chăn nuôi. Toàn huyện hiện có 90 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 10 trang trại chăn nuôi gia công quy mô lớn. Là huyện biển nhưng tỷ trọng sản xuất trồng trọt vẫn chiếm khá lớn, do vậy Thái Thụy chủ trương coi trọng công tác đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, vùng sản xuất tập trung (cánh đồng mẫu và các hình thức tổ chức sản xuất mới). Năm 2012, huyện triển khai thực hiện 6 mô hình lúa chất lượng cao tại các xã Thái Sơn, Thụy An, Thái Thành, Thụy Sơn, Thụy Dũng, Thụy Quỳnh và 8 mô hình sản xuất gồm: ớt tại Thái Thủy; bí đá, dưa hấu tại Thụy Trình; ngô nếp tại Mỹ Lộc; ngô giống tại Thái Tân; súp lơ tại Thái Học; khoai tây ở Thái Giang; hành, tỏi ở Thụy Lương; bí đá, ngô nếp ở Thụy Duyên. Năm 2015, diện tích cánh đồng mẫu đạt 1.480ha, ngay năm đó, hiệu quả sản xuất tăng trên 15% so với phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống đã chứng minh giá trị kinh tế của cánh đồng mẫu. Diện tích sản xuất lúa giống đạt 1.530ha; sản xuất lúa hàng hóa đạt trên 700ha; cây màu, cây vụ đông đạt 9.435ha. Ði đôi với xây dựng cánh đồng mẫu và tạo chuyển biến trong phương thức sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được huyện quan tâm chỉ đạo và áp dụng nhằm chuyển đổi từ gieo mạ non, cấy lúa bằng tay sang phương pháp gieo mạ khay và cấy bằng máy; gieo thẳng, gieo sạ… Người dân cũng nhanh chóng nắm bắt thời cơ để tiến hành hoạt động dịch vụ như sắm máy nông cụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại toàn huyện có 170 máy làm đất đa năng công suất 24CV, 15 máy cấy, 160 máy gặt đập liên hợp… Ðiều mừng vui trong sản xuất nông nghiệp của Thái Thụy là nông dân đã “rảnh tay” để 100% diện tích đất được làm bằng cơ giới hóa. Cũng vì thay đổi được tập quán sản xuất, dần chuyển đổi phương thức sản xuất lúa nên liên tiếp bội thu mùa vàng, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất lúa so với phương pháp gieo cấy lúa và thu hoạch thủ công bằng tay.

 

Diện mạo NTM ở Thái Thụy vẫn đang từng ngày đổi thay. Bước đầu, huyện đã có những kinh nghiệm quý trong xây dựng NTM và điều quan trọng là đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành trong huyện đã từng bước trưởng thành, đúc rút được nhiều kinh nghiệm quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM.

 

Quang Viện/ baothaibinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,105
  • Tổng lượt truy cập92,047,834
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây