Học tập đạo đức HCM

Cựu giáo viên giúp nông dân thỏa “giấc mơ sachi”

Thứ năm - 07/06/2018 23:19
Chia tay với nghề “gõ đầu trẻ” từng là mong ước, phấn đấu của bản thân, chị Lê Thị Vân đã chọn cho mình một hướng đi mới: làm nông nghiệp. Sau hơn 3 năm lăn lộn, chị đã thành công trong việc trồng cây sachi và tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sức khỏe, từ đó mở ra con đường thoát nghèo cho người dân ở tỉnh miền núi Hòa Bình.

Những mũi tên đều trúng đích

Cũng như nhiều người từng tiếp xúc với nữ doanh nhân này, khá bất ngờ và thú vị khi biết chị từng là một một giáo viên cấp hai. Không hề được đào tạo bài bản về nông nghiệp, ngành dược, cũng chẳng có nhiều vốn liếng kinh doanh, chỉ có sự quyết tâm, táo bạo và tâm huyết là điều giúp chị thành công.

 cuu giao vien giup nong dan thoa “giac mo sachi” hinh anh 1

Với tâm huyết của mình, chị Lê Thị Vân đã cho ra đời nhiều sản phẩm quý từ cây sachi.  Ảnh: N.T

"|Chúng tôi đang cần khoảng 500ha vùng nguyên liệu mới đủ chế biến, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu hiện nay, sau đó có kế hoạch mở rộng lên đến hàng nghìn ha. Công ty sẽ nâng cấp, đầu tư thêm dây chuyền chế biến và tiếp tục nghiên cứu để có thể cho ra đời 30 dòng sản phẩm từ cây sachi trong vòng 2 năm tới”.

Chị Lê Thị Vân

Chị Vân giới thiệu: “Loại cây này độc đáo lắm, đó là cây trồng đa tác dụng: Cây lâm nghiệp, nông nghiệp, cây dược liệu. Trên thế giới, sản phẩm chế biến từ cây sachi rất đa dạng: Hạt có thể  ép làm tinh dầu dùng để sản xuất dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; xay làm bánh hoặc ăn trực tiếp cũng rất ngon. Nhưng thú vị hơn cả, lá sachi còn được dùng làm trà, ngọn làm rau, quả non ăn sống...”.

Đó là một lần khi đi thăm vườn sachi, nhìn những chiếc lá xanh tươi, chị thầm nhủ, quả sachi có nhiều dinh dưỡng thì những bộ phận khác của cây cũng như vậy. Chị Vân mạnh dạn mang suy nghĩ của mình cùng một bó cây sachi tươi đến gặp PGS-TS Nguyễn Thị Trâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học (cũng là người nhiều năm nghiên cứu về loại cây này) nhờ bà phân tích. Một tuần sau, chị nhận được thông báo: Ngoài các thành phần dinh dưỡng như ở quả (tỉ lệ có thấp hơn), trong thân và lá sachi còn có hàm lượng canxi cao, có thể làm thức uống tốt cho sức khỏe.

Phấn khởi, chị Vân quyết định chế biến trà từ loại thực phẩm này. Với công thức khá đơn giản là sấy khô, nghiền nhỏ lá sachi, không cần thêm bất kỳ hương, phụ liệu như các loại trà khác, chị cho ra đời hai sản phẩm là trà túi lọc, bột trà hòa tan. Sau khi đem cho nhiều người cùng thưởng thức, chị Vân vỡ òa khi nhận được phản hồi về trà sachi có hương vị rất thơm ngon và đặc biệt là tính mát.

Đưa sản phẩm này ra thị trường, chị Vân nhận được tín hiệu rất tích cực, đem lại doanh thu và góp phần giải bài toán về vốn cho của công ty. Cũng từ đó, chị nhận thấy tiềm năng lớn để mở rộng diện tích trồng cây sachi ở Hòa Bình. Với mức đầu tư khoảng 60 triệu đồng/ha, sau 2 năm, người dân có thể thu hồi vốn và có lãi sau năm thứ ba với mức thu ổn định 150 triệu đồng/ha/năm.

Nhân rộng “giấc mơ sachi”

Sau khi xây dựng vùng nguyên liệu, chị Vân đã đầu tư dây chuyền sản xuất, chế biến sản phẩm ngay tại Hòa Bình. Hiện nay, Công ty Inca đã có các sản phẩm như dầu Omega 3, 6, 9, trà túi lọc giải độc, hạt rang sấy, hạt phủ Sô-cô-la. Sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ nhanh đến đó, công ty có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Sau hơn 3 năm thực hiện, các mục tiêu của chị Vân đều đang đi đúng hướng. Đến nay, vùng nguyên liệu của công ty đã được 100ha, với 50ha đang cho thu hoạch, tập trung ở các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc và TP.Hòa Bình. Chị còn có ý định mở rộng vùng nguyên liệu sang các tỉnh khác, chú trọng liên kết với người nông dân cùng tham gia.

Người dân là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Bên cạnh thu nhập cải thiện, họ còn được sử dụng hàng ngày nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng từ sachi. Ngọn, lá non của cây sachi xào ăn ngon và bổ dưỡng. Với nguồn thực phẩm sạch này, bà con được tiếp cận các loại dinh dưỡng giá trị cao một cách thường xuyên.

“Công ty đã lên kế hoạch cấp phát cây sachi giống và hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Trước mắt để người dân tiếp cận với mô hình này và sử dụng sachi làm món ăn hằng ngày. Sau đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ để họ phát triển, tăng thu nhập hướng tới thoát nghèo” - chị Vân chia sẻ.

Theo: Ngọc Tùng/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm333
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,849
  • Tổng lượt truy cập92,007,578
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây