Học tập đạo đức HCM

Đa dạng các mô hình xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 23/06/2018 05:43
Vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị giao lưu học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các khu dân cư (KDC) trong tỉnh. Qua đó, các đại biểu cùng nhau trao đổi, sẻ chia nhiều kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhất là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phóng viên Báo Phú Yên ghi lại một số ý kiến của các đại biểu xung quanh vấn đề này.

BÀ NGUYỄN THỊ HOA (TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THÔN QUAN QUANG, XÃ HÒA KIẾN, TP TUY HÒA): Phát triển nguồn quỹ khuyến học

 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài có ý nghĩa vô cùng to lớn và hết sức cần thiết, Chi hội Khuyến học thôn Quan Quang quyết tâm xây dựng quỹ khuyến học riêng. Quỹ được thành lập từ năm 2004. Lúc đầu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận động.

 

Tập thể chi hội khuyến học thôn đã thống nhất trong hành động, từ việc bàn bạc, lập kế hoạch, cho đến hướng đi của công tác này. Đầu tiên là thông qua các buổi họp ở KDC, vấn đề này được đưa ra bàn bạc, thảo luận với lãnh đạo địa phương, đảng viên, CNVC đang cư trú trên địa bàn, rồi vận động nhiều đối tượng khác, nhất là những người buôn bán nhỏ. Tiếp đến, chúng tôi gửi thư ngỏ đến con em của thôn đang công tác trong tỉnh, trong nước, nước ngoài và các nhà hảo tâm để vận động.

 

Kết quả năm đầu tiên, chi hội đã quyên góp được gần 13 triệu đồng. Từ đó, quỹ khuyến học của thôn đã tăng dần theo hàng năm. Và việc quyên góp ủng hộ quỹ đã trở thành thông lệ. Ngày mùng 3 Tết Nguyên đán hàng năm, chi hội tổ chức gặp mặt, triển khai công tác vận động.

 

Kết quả thu được của công tác vận động và việc phát thưởng cho con em có thành tích học tập tốt đều được chi hội công khai minh bạch, niêm yết rõ ràng để mọi người biết, giám sát. Nhờ vậy, quỹ khuyến học của thôn luôn được duy trì và phát triển lên đến trên 205 triệu đồng. Sau khi phát thưởng cho các cháu trong năm học vừa qua, hiện quỹ còn gần 80 triệu đồng.

 

Việc vận động thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài của thôn Quan Quang đã kịp thời động viên tinh thần học tập, tạo khí thế thi đua học tập trong cộng đồng, góp phần vào việc thực hiện thành công các tiêu chí về gia đình văn hóa, thôn văn hóa của bộ tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 

ÔNG NGUYỄN MINH DUNG (TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THÔN PHÚ LONG, XÃ AN MỸ, HUYỆN TUY AN): Vận động nhân dân phát triển làng nghề bánh tráng Hòa Đa

 

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Công tác Mặt trận thôn Phú Long phối hợp với Ban Nhân dân thôn vận động bà con nhân dân củng cố phát triển làng nghề bánh tráng Hòa Đa. Nghề làm bánh tráng rất tốn công sức, phải qua nhiều công đoạn thủ công, thu nhập thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận động.

 

Vì vậy, chúng tôi phải tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức, thậm chí “đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để giúp bà con hiểu bám lấy nghề truyền thống của mình. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng đào tạo, nâng cao tay nghề, giúp bà con vay vốn mua trang thiết bị, thành lập tổ hợp tác, tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng thu nhập.

 

“Nói có sách, mách có chứng”, năm 2008, chúng tôi tiếp nhận từ Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 10 máy xay bột, 5 nồi bảy cho 15 hộ và dạy nghề cấp chứng chỉ cho 72 hộ tráng bánh. Hay như việc phối hợp với Trung tâm Giải quyết việc làm huyện Tuy An mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 175 hộ trong làng nghề. Để bà con có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, năm 2015, Ban Công tác Mặt trận phối hợp với các chi hội đoàn thể trong xã mạnh dạn tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện Tuy An giúp 19 hộ được vay 380 triệu đồng mua thêm máy xay bột, ống hơi, mê phơi phục vụ công tác sản xuất.

 

Nhờ được đầu tư về nhiều mặt, sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng được nâng lên rõ rệt, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Từ đó thu nhập của các hộ làng nghề khá ổn định từ 3-6 triệu đồng/lao động/tháng. Làng nghề này đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 450 lao động; thành lập 1 tổ sản xuất bánh tráng gạo.

 

Hiện toàn thôn có 125 hộ làm nghề tráng bánh, 117 lò tráng thủ công. Sản lượng bình quân hàng ngày đạt 2-3 tấn bánh thành phẩm, có đến 2/3 số bánh được tiêu thụ trên các địa bàn lân cận trong và ngoài tỉnh.

 

ÔNG CAO XUÂN YÊN (TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THÔN NGUYÊN TRANG, XÃ SƠN NGUYÊN, HUYỆN SƠN HÒA): Tập trung phát triển chăn nuôi, trồng trọt

 

Thôn Nguyên Trang có 267 hộ, 917 nhân khẩu. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trong đó cây mía và con bò là cây - con chủ lực. Nhiều năm qua, Ban Công tác Mặt trận thôn phối hợp với chính quyền, các chi hội đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền vận động bà con chăm lo lao động sản xuất phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Toàn thôn thường xuyên duy trì trên 272ha mía, 25ha cây lâm nghiệp, 5,5ha cây lúa và các loại cây trồng khác.

 

Nhờ người dân biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, đời sống của nhân dân ngày càng ổn định, số hộ khá giàu ngày càng tăng, và ngày càng xuất hiện nhiều hộ nông dân tiêu biểu với thu nhập bình quân hàng năm 400 triệu đồng nhờ trồng mía.

 

Bên cạnh phát triển kinh tế bằng trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm ở thôn Nguyên Trang đã dần khởi sắc, nhất là chăn nuôi bò thịt. Hiện toàn thôn có tổng đàn bò gần 200 con, trong đó tỉ lệ bò lai chiếm 80% và đang phát triển tốt. Song song đó, nhiều hộ chăn nuôi heo rừng lai rất hiệu quả.

 

Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần dần được nâng cao, thôn Nguyên Trang giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, là KDC điển hình của xã Sơn Nguyên nhiều năm liền. Thôn chỉ còn 6 hộ nghèo, 1 nhà tạm. 100% trẻ em đúng tuổi được đến trường, không có học sinh bỏ học giữa chừng.

 

ÔNG NGUYỄN VĂN TÙNG (TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN KHU PHỐ LONG HẢI ĐÔNG, PHƯỜNG XUÂN YÊN, TX SÔNG CẦU): Xây dựng các mô hình giúp nhau giảm nghèo bền vững

 

Để thực hiện tốt tiêu chí giảm nghèo, nhiều năm nay Ban Công tác Mặt trận phối hợp chặt chẽ với Ban Nhân dân khu phố, các chi hội đoàn thể trong KDC triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Theo đó, chúng tôi đã rà soát xác định 7 hộ nghèo rồi hiệp thương thống nhất với các chi hội đoàn thể đăng ký đảm nhận hỗ trợ, giúp vốn, cây con giống để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhất là đối với các hộ nghèo thiếu vốn, giống, chúng tôi đã vận động họ nâng cao tinh thần tự lực tự cường để thoát nghèo đồng thời tìm cách tháo gỡ, giúp họ được vay vốn.

 

Từ năm 2015 đến nay, khu phố Long Hải Đông đã trích từ Quỹ Vì người nghèo 40 triệu đồng cùng với sự hỗ trợ từ nguồn quỹ của thị xã 20 triệu đồng cho 4 hộ nghèo vay không tính lãi để sản xuất, kinh doanh. Ngoài các nguồn quỹ trên, Ban Công tác Mặt trận khu phố đảm nhận giúp 1 hộ; Chi hội Phụ nữ cũng phát triển mạnh mô hình “Heo đất tiết kiệm”, thành lập 2 tổ tiết kiệm giúp hội viên phụ nữ vay theo phương thức xoay vòng không tính lãi. Nhờ đẩy mạnh công tác giúp đỡ hộ nghèo, hiện nay khu phố Long Hải Đông đã có 3 hộ thoát nghèo bền vững.

 

ÔNG PHẠM VĂN MINH (TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THÔN BÌNH THẠNH, XÃ AN NINH TÂY, HUYỆN TUY AN): Duy trì diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân

 

Từ năm 2016 đến nay, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khu dân cư Bình Thạnh luôn được đảm bảo. Đó là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Công tác Mặt trận, Ban Nhân dân thôn, Công an huyện, xã duy trì thường xuyên diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân. Việc này được chúng tôi thực hiện theo định kỳ hàng quý.

 

Tại diễn đàn, người dân mạnh dạn đóng góp hàng chục ý kiến phản ánh về các hoạt động cờ bạc, trộm cắp vặt, gây rối, vi phạm an toàn giao thông tại các đoạn đường giao thông nông thôn cũng như tình trạng hát nhạc sống, karaoke quá thời gian ảnh hưởng không tốt đến đời sống cộng đồng KDC. Qua đó, công an nắm bắt để tăng cường tuần tra, theo dõi, đề ra các biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh, trấn áp kịp thời, không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc.

 

Ngoài ra, duy trì mô hình này còn phát huy được tinh thần dân chủ của nhân dân trong việc đấu tranh phòng ngừa, tố giác tội phạm, nâng cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ chính mình, người thân trong gia đình. Nhờ tình hình an ninh trật tự luôn được giữ vững, bà con yên tâm làm ăn, chăm lo phát triển kinh tế, đời sống ngày một nâng cao. Qua công tác đánh giá sự hài lòng của người dân về quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới đạt tỉ lệ gần 80%.

 

HÀ ANH/baophuyen.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Hôm nay49,640
  • Tháng hiện tại824,918
  • Tổng lượt truy cập91,998,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây