Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Vùng đất nông nghiệp đang đi tới đích triệu đô

Chủ nhật - 24/06/2018 05:12
Quảng Nam đang đặt ra mục tiêu trong tương lai gần để nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn, tỉnh đang tập trung đầu tư, nhất là ứng dụng KHCN, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp an toàn có giá trị cao nhằm khơi dậy vùng đất nông nghiệp triệu đô.

Phát triển nông nghiệp cao cho giá trị cao.

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết: Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 10.438,37 km2, diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp 846.453ha chiếm 81,09%, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 115.542ha.

Thời gian qua, đi đôi với việc vận dụng các cơ chế chính sách hiện có của Trung ương, Quảng Nam đã có nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất NN về khuyến khích phát triển chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, dược liệu... đã tác động tích cực đến người dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả.

 quang nam: vung dat nong nghiep dang di toi dich trieu do hinh anh 1

Ngành nông nghiệp Quảng Nam được cải tiến máy móc hiện được đưa vào giúp nông dân thu hoạch lúa nhanh gọn hơn.

Nhờ đó, giá trị sản xuất NN liên tục tăng qua các năm và cao hơn mức trung bình cả nước. Năm 2017, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 12.965 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: nông nghiệp tăng 3,0 %; lâm nghiệp tăng 6,8%; thủy sản tăng 6,5%.

“Mặc dù hiện nay, giá trị ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng 11,6% tổng sản phẩm trên địa bàn nhưng lại chiếm 62% lao động và 76% dân số sống ở khu vực nông thôn.

Vì vậy, hiện nay và trong tương lai gần để nâng cao năng đời sống cho cư dân nông thôn cần phải tập trung đầu tư, nhất là ứng dụng KHCN để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản. Trong đó, phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp an toàn có giá trị cao là một trong những lựa chọn cần thiết mà tỉnh Quảng Nam đặt ra” - ông Muộn nói.

 quang nam: vung dat nong nghiep dang di toi dich trieu do hinh anh 2

Thương hiệu Dưa hấu Kỳ Ký (Quảng Nam) đã được chứng nhận thương hiệu và trồng theo hướng VietGap

Cũng theo ông Lê Muộn, hiện nay, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản được hình thành và phát triển. Hàng năm, ngành NN Quảng Nam đã cung cấp cho thị trường trên 100 nghìn tấn sản phẩm thủy sản; trên 520 nghìn tấn cây lương thực có hạt và 270 nghìn tấn rau đậu các loại; 60 nghìn tấn sản phẩm thịt gia súc, gia cầm và có khoảng trên 3.000 cơ sở tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

 quang nam: vung dat nong nghiep dang di toi dich trieu do hinh anh 3

Nhiều mô hình chăn nuôi lớn, công nghệ cao được hình thành ở Quảng Nam.

“Cùng với đó, tỉnh cũng rất chú trọng đến phát triển các sản phẩm nông nghiệp an toàn theo chuỗi gắn với xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa mang đặc sắc riêng của Quảng Nam; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, CNC, công nghệ sinh học trên các lĩnh vực sản xuất NN” - ông Muộn chia sẻ.

Những nông trường triệu đô.

Quảng Nam đang quy hoạch 1.000 - 1.500 ha ở vùng Đông của tỉnh để phát triển NNCNC, sẵn sàng mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa. Đồng thời, quy hoạch về nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp...

Tiếp tục xây dựng và phát triển các thương hiệu sẵn có của địa phương như: Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My, Ba Kích Tây Giang, Đảng sâm Tây Giang, Tiêu Tiên Phước, Dó Trầm Quảng Nam, Bưởi trụ Đại Bình, Dưa hấu Kỳ Lý… Gắn với ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ cho các loại nông sản này. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Theo ngành Nông nghiệp Quảng Nam, hiện tỉnh đã xây dựng thành công một số mô hình NNCNC có hiệu quả tại các địa phương trong tỉnh, có nhãn hiệu và thương hiệu, tạo ra sản phẩm mang đặc sắc riêng và được ứng dụng nhân rộng vào sản xuất.

Từ năm 2000, Quảng Nam đã tiếp nhận KHCN từ các Viện, Trường, Doanh nghiệp sản xuất giống chuyển giao và tổ chức sản xuất thành công hạt lai F1 của lúa, ngô, trở thành một trong những địa phương đi trước và ứng dụng thành công. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất tăng lên nhiều lần so với sản xuất bình thường (hiệu quả tăng từ 30 -50%).

Diện tích sản xuất hạt giống lúa F1 (cả tổ hợp lai 3 dòng và 2 dòng) hành năm 150 - 300 ha. Quảng Nam là một trong những địa phương có diện tích sản xuất hạt giống lúa F1 lớn nhất cả nước.

 quang nam: vung dat nong nghiep dang di toi dich trieu do hinh anh 4

Những đội tàu vỏ thép hùng mạnh ở Quảng Nam đang vươn khơi bám biển theo mô hình sản xuất hiện đại, ứng dụng công nghệ cao cho thu nhập hàng trăm tỷ mỗi năm.

Mô hình ứng dụng CNC đồng bộ như, nông trường VinEco Nam Hội An của Công ty VinEco (thuộc quần thể Vinpearl Nam Hội An của Tập đoàn Vingroup) không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo mà còn là 1 trong 15 nông trường được Vingroup đầu tư công nghệ canh tác thông minh bậc nhất, với những thiết bị, hạ tầng nông nghiệp, được chuyển giao 100% từ nước ngoài; công nghệ nhà kính điều khiển khí hậu (Pháp), công nghệ canh tác nhiều tầng (Singapore), công nghệ sản xuất nhà màng và công nghệ tưới thông minh (Israel), cho phép trồng rau quanh năm.

Mô hình “Ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới” để sản xuất rau quả gắn với xây dựng chuỗi liên kết để tạo ra giá trị sản phẩm cao nhất cho các hộ trồng rau trong vùng được triển khai thực hiện trong năm 2017, tại các phường thuộc vùng Đông của thị xã, gồm: Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Ngọc và Điện Dương. Đã đầu tư xây dựng 4 công trình nhà lưới sau hơn 2 tháng thi công (Mỗi nhà lưới có diện tích 500m2, ứng dụng công nghệ nhà lưới kín).

 quang nam: vung dat nong nghiep dang di toi dich trieu do hinh anh 5

Thương hiệu sâm Ngọc Linh tốt nhất thế giới chỉ có ở Quảng Nam và Kom Tum được gắn với ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất.

“Mặc dù đây là mô hình mới, có chi phí đầu tư lớn nhưng sản xuất rau trong nhà lưới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất đại trà. Chất lượng sản phẩm tăng, giá bán tăng 20% so với đại trà, dễ tiêu thụ. Quá trình sản xuất được duy trì ổn định, có sản phẩm để cung cấp thường xuyên cho thị trường. Thu nhập gia tăng từ 36 - 48 triệu đồng/sào/năm (720 - 960 triệu đồng/ha) là nguồn thu nhập lớn, giúp hộ dân nhanh chóng thu hồi vốn để tái mở rộng quy mô sản xuất” -  ông Muộn phấn khởi.

Theo ông Lê Muộn, từ kết quả bước đầu của mô hình, hiện nay có nhiều dự án Khởi nghiệp sáng tạo của các bạn trẻ trong tỉnh đã xây dựng mô hình ứng dụng CNC ở các địa phương như: Điện Tiến- Điện Bàn, Tam Thành, Tam Đàn - Phú Ninh, Tam Xuân 2 - Núi Thành…Trồng rau trong dung dịch hồi quy, rau giá thể áp dụng hệ thống tưới nước kết hợp với bón phân, bán tự động; một vài mô hình bước đầu áp dụng hệ thống giám sát tự động kết nối internet…

Đã có bước chuyển mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi có quy mô lớn hơn (gia trại, trang trại), trên địa bàn tỉnh hiện có 153 trang trại chăn nuôi, 68 cơ sở chăn nuôi gia công, 1 HTX, 5 Tổ hợp tác. Có 8 cơ sở chăn nuôi gà được công nhận phù hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam (VietGAHP).

Hiện nay, với trên 60 cơ sở liên kết, liên doanh, chủ yếu với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP và Công ty TNHH Thái Việt và có trên 40 doanh nghiệp đã và đang nghiên cứu, xúc tiến đầu tư chăn nuôi thông qua các dự án đầu tư, chủ yếu chăn nuôi lợn và bò.

“Thông qua các mô hình, dự án chăn nuôi này, các công nghệ tiên tiến, công nghệ nghệ cao và công nghệ sinh học từng bước được ứng dụng nhằm giúp các chủ trang trại chăn nuôi này hàng năm đem lại doanh thu khá lớn, từ 500 triệu đến tỷ đồng trở lên” - ông Muộn nói.

Ngày 25 và 26.6 tại thành phố Đà Nẵng, Bộ NNPTNT và UBND TP Đà Nẵng phối hợp với Báo NTNN/ Dân Việt tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp công nghệ cao”.

Dự kiến, tham dự Hội thảo sẽ có khoảng 200 đại biểu đến từ các Bộ, ngành Trung ương cùng lãnh đạo, nông dân tiêu biểu đến từ các tỉnh thành trên khu vực miền Trung - Tây Nguyên cùng hàng chục phóng viên các báo, đài Trung ương và địa phương tham dự đưa tin.


Theo: Trương Hồng - Ngọc Phông/danviet.vn
 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,585
  • Tổng lượt truy cập90,251,978
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây