Học tập đạo đức HCM

Đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Chủ nhật - 27/09/2015 21:29
Công nghệ lạc hậu là nguyên nhân khiến nông sản Việt "lép vế" về chất lượng trên thị trường. Có 80 - 90% lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải thông qua các khâu trung gian, dẫn đến các lo ngại về giá cả, mất thương hiệu. Mấu chốt để giải quyết vấn đề này không gì khác ngoài đẩy nhanh công nghệ cao vào sản xuất.
 
Theo nghiên cứu, khoa học nông lâm Việt Nam mới chỉ đóng góp 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp, thấp hơn nhiều so mức80 - 90% của các nước phát triển. Với tỷ lệ cống hiến của khoa học nông nghiệp chỉ tăng 1%/năm, sau 50 năm nữa, nông nghiệp Việt Nam mới đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
 
Cạnh tranh yếu vì… manh mún
 
Khảo sát tại các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ, không ít người tiêu dùng Việt chấp nhận sử dụng hoa quả ngoại với giá "cắt cổ". Nguyên nhân vì niềm tin người tiêu dùng đang nghiêng về phía hoa quả ngoại. Các loại hoa quả nội có giá "bèo" bị thờ ơ, còn các loại trái cây ngoại giá cao lại được quan tâm. Điển hình như trái na Việt đang vào mùa, có giá chỉ trên dưới 20.000 đồng/kg, vẫn ế dài. Còn na Thái có giá trên 100.000 đồng/kg lại "cháy hàng".
 
Tình trạng này không chỉ xảy ra với các loại hoa quả đặc thù của nước ngoài, mà ngay cả các loại trái cây có thế mạnh của Việt Nam như: xoài, chuối, chôm chôm, thanh long… cũng tương tự và đang được nhập khẩu với số lượng lớn, giá bán cao.
 
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã chi ra hơn 250 triệu USD để nhập khẩu rau quả (tăng1,4% so với cùng kỳ năm 2014). Trong đó có hơn 4 triệu tấn ngô, một loại lương thực có thế mạnh truyền thống của Việt Nam.
 
Phải đẩy nhanh công nghệ cao vào sản xuất

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến hoa quả nội "lép vế" hàng ngoại: Vì chất lượng hoa quả ngoại tốt, vì hội nhập, thuế giảm, khiến giá cả trái cây ngoại nhập phù hợp hơn… Nhưng quan trọng nhất, vẫn là vì công nghệ sản xuất lạc hậu, khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt yếu.
 
Gs.Ts. Bùi Trí Bửu - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, cho rằng: "Hội nhập càng sâu, rộng thì nông sản Việt càng chịu nhiều sức ép của cạnh tranh. Vì vậy, Khoa học & Công nghệ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Công nghệ cao sẽ là đòn bẩy cho sức cạnh tranh của nông sản Việt".
 
Thực tế này đòi hỏi cả "4 nhà" (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học) cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng Khoa học & Công nghệ vào sản xuất nông sản.
 
Nâng công nghệ, tăng cạnh tranh
 
Ts. Trần Ngọc Hùng - Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học - Viện nghiên cứu Rau quả Việt Nam, cho biết: "Việc nâng cao công nghệ chế biến giúp giá trị nông sản tăng lên nhiều lần. Ví dụ với khoai lang, nếu bán thô có giá trên dưới 5.000 đồng/kg thì sau khi ép thành nước uống, giá trị tăng gấp 7 - 10 lần""Ngoài ra, các công nghệ cao như: sử dụng màng bao sinh học, tinh dầu tự nhiên, các phương pháp vật lý (xông hơi, điều chỉnh độ ẩm…), giúp bảo quản các loại hoa quả (như vải, cam, nhãn…) có thể tươi lâu đến 4 tháng", ông Hùng, tiếp tục.
 
Nhưng theo các nhà khoa học, nghiên cứu có nhiều, nhưng để có lợi, phù hợp với thực tế, đến được với người nông dân còn ít, bởi nhiều lý do như: nhân lực, kinh phí, giải pháp, thời gian…
 
"Sở dĩ các công nghệ chưa đến được với người dân, là vì các nghiên cứu khoa học còn xa vời, không phù hợp thực tế sản xuất. Thêm nữa, là vì kinh tế người dân còn quá khó khăn, không đủ khả năng tiếp cận công nghệ cao. Điều này cần nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ từ phía Nhà nước, các bộ, ngành liên quan", Ts. Đặng Văn Đông, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Rau quả, cho hay.
 
Đứng trước đòi hỏi về nâng cao công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho nông sản, Việt Nam đã lên kế hoạch xây dựng 10 khu công nghiệp công nghệ cao, dựa vào đặc điểm, lợi thế của từng vùng. Điển hình như: các vùng cà phê công nghệ cao tại Tây Nguyên, Tây Bắc, Bắc Trung bộ; vùng thanh long tại Bình Thuận; các vùng rau tại Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM, Lâm Đồng…
 
Giá trị hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào công nghệ, chất lượng sản phẩm. Mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ… Nhưng rõ ràng, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng để nông sản Việt không còn "vô danh" trên bản đồ nông sản thế giới.
 
Hiến Nguyễn (Thời báo kinh doanh)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập454
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm449
  • Hôm nay28,898
  • Tháng hiện tại155,460
  • Tổng lượt truy cập85,062,496
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây