Học tập đạo đức HCM

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở Lùng Khấu Nhin

Thứ bảy - 08/11/2014 22:13
LCĐT - Trong nhiều năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) luôn đau đầu nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở thôn Lùng Khấu Nhin 2. Tuy nhiên, từ năm 2014, mô hình xây hầm biogas bằng vật liệu composit đã bước đầu giúp xã giải quyết được vấn đề này.

Ông Lù Dung Chương, Trưởng thôn Lùng Khấu Nhin 2 cho biết: Trước đây, do tập quán chăn nuôi, người dân trong thôn không quan tâm thu gom phân gia súc và chất thải chăn nuôi, để tràn cả ra đường, gây ô nhiễm môi trường. Khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân trong thôn đã nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí môi trường.

Xuất phát từ đó, qua tìm hiểu và được sự gợi ý của cán bộ Ban Quản lý dự án giảm nghèo huyện Mường Khương, nhóm cùng sở thích (CIG) của thôn Lùng Khấu Nhin 2 đã bàn và đề xuất ý tưởng xây hầm biogas  bằng vật liệu composit kết hợp với tổ chức chăn nuôi. Tại cuộc thi ý tưởng sáng tạo nhóm CIG năm 2013, ý tưởng của nhóm hộ cùng sở thích thôn Lùng Khấu Nhin đã được Ban quản lý dự án ODA tỉnh đánh giá cao và nhận được sự hỗ trợ từ dự án giảm nghèo để triển khai vào thực tế.

Đầu tháng 7/2014, ý tưởng này được triển khai thực hiện tại 7 hộ dân. Đây là các hộ được lựa chọn thông qua bình xét, đề cử của thôn. Theo tính toán để hoàn thiện một hầm biogas, mỗi hộ dân cần đầu tư 10 triệu đồng, tuy nhiên, toàn bộ chi phí này được dự án giảm nghèo hỗ trợ, gồm: Vỏ hầm biogas, 2 bếp gas, toàn bộ hệ thống dây dẫn gas, một bóng đèn sử dụng khí sinh học, người dân chỉ phải đóng góp công lao động để đào và lấp hầm biogas.

Sau một thời gian ngắn triển khai, ý tưởng được hiện thực hóa và mang lại hiệu quả rõ nét. Mỗi hộ đã đầu tư phát triển đàn vật nuôi lớn, từ 8 - 10 con lợn, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Việc dùng gas từ nguồn phân chuồng đảm bảo cho đun nấu của gia đình, tiết kiệm chi phí hằng tháng.

Theo như tính toán, nếu không có hầm biogas, hằng tháng mỗi gia đình phải chi phí từ 200.000 - 300.000 đồng để mua chất đốt; đối với các hộ nghèo, sẽ không phải vào rừng để lấy củi, dành thời gian và nhân công cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nếu sử dụng đèn khí sinh học, mỗi gia đình cũng tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. Ông Lù Dung Chương cho biết: Trung bình mỗi tháng, gia đình tôi chi phí từ 160.000 - 170.000 đồng cho sử dụng điện thắp sáng, 250.000 đồng mua gas để nấu ăn. Từ khi sử dụng hầm biogas, mỗi tháng gia đình tôi tiết kiệm được 300.000 đồng, đây là khoản tiền tương đối lớn đối với các hộ nghèo ở vùng cao.

Hiệu quả lớn nhất chính là tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở thôn Lùng Khấu Nhin 2 đã cải thiện đáng kể. Từ khi có hầm biogas, các gia đình đã có ý thức vệ sinh chuồng nuôi nhốt gia súc, không còn hiện tượng phơi phân gia súc ngay sân nhà và để tràn ra đường. Ông Lù Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Khấu Nhin khẳng định: Mô hình xây hầm biogas bằng vật liệu composit tại thôn Lùng Khấu Nhin 2 không chỉ đơn thuần giải quyết bài toán về kinh tế cho hộ nghèo, mà còn giúp cấp ủy đảng, chính quyền có giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay, bởi hiện xã chưa đạt tiêu chí môi trường theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Điều dễ nhận thấy, từ khi triển khai mô hình này, ý thức của người dân nâng lên rõ rệt, môi trường được cải thiện đáng kể. Từ hiệu quả trên, xã Lùng Khấu Nhin đề xuất Ban Quản lý dự án giảm nghèo huyện tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây hầm biogas cho các nhóm hộ, bởi hiện nay, mô hình mới được thực hiện một phần của thôn Lùng Khấu Nhin 2, chưa được triển khai trong toàn xã. Có thể khẳng định, mô hình xây hầm biogas bằng vật liệu composit của thôn Lùng Khấu Nhin 2 mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng đã mang lại hiệu quả rõ rệt và cần được nhân rộng ra toàn xã.

Thanh Nam
Theo: baolaocai.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập412
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm404
  • Hôm nay29,817
  • Tháng hiện tại156,379
  • Tổng lượt truy cập85,063,415
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây