Học tập đạo đức HCM

Hoà Bình vượt khó

Thứ ba - 23/04/2013 23:28
Là một tỉnh miền núi kinh tế còn khó khăn, nguồn vốn Nhà nước đầu tư hạn hẹp nhưng sau hai năm thực hiện xây dựng NTM, tỉnh Hoà Bình giành được nhiều thành quả đáng khích lệ.

Sau hai năm thực hiện xây dựng NTM, tỉnh Hoà Bình có 11/11 huyện, thành phố đã thành lập được Ban chỉ đạo (BCĐ) Chương trình MTQG xây dựng NTM; cấp xã có 191/191 xã, thị trấn thành lập BCĐ và Ban quản lí xây dựng NTM; 1.736/1736 thôn, xóm, bản thành lập Ban phát triển thôn.

191/191 xã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chung, trong đó 118/191 đã hoàn thành quy hoạch chi tiết. Theo Bộ tiêu chí quốc gia, đã có 29 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí; 80 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí và 82 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong hai năm qua, Hoà Bình đầu tư 2.795 tỷ đồng xây dựng NTM; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất… Trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn 552,4 tỷ đồng, thuỷ lợi 802,6 tỷ đồng, nhà ở dân cư 752,8 tỷ đồng, điện 238,4 tỷ đồng, hỗ trợ sản xuất 28,8 tỷ đồng, chợ nông thôn 8,2 tỷ đồng, bưu điện 2,8 tỷ đồng…

Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, tại Hòa Bình có một số điểm nổi bật như đã cứng hoá được 1.005 km đường trục xã, liên xã, trục thôn, xóm, đường ngõ xóm, bản nâng tổng số km đường giao thông nông thôn được cứng hoá 2.965/8.982 km, đạt 33% tăng 11,6% so với năm 2010.


Người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn

Tại một số xã vùng cao, Hoà Bình tập trung đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi. Trong thời gian qua đã xây mới và sửa chữa nâng cấp được 84 công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá được 107,3 km kênh mương nội đồng, nâng tổng số km kênh mương nội đồng được kiên cố hoá lên 1.100/3.019 km đạt 36%, từng bước đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất…

Ông Lê Văn Thạch, Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hoà Bình, đánh giá: “Để có được những thành quả trên, Hoà Bình đã quyết liệt vào cuộc từ các cấp. Trong xây dựng NTM, luôn thực hiện theo phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, qua đó nhân rộng triển khai.

Điều đáng nói là qua việc tuyên truyền đã làm thay đổi nhận thức, người dân đã hiểu rõ, hiểu đúng về xây dựng NTM, đó là Nhà nước không bỏ vốn đầu tư mà chủ yếu là người dân góp công, góp của đầu tư xây dựng”.

Mặc dù đã đạt được nhiều hơn những gì mong đợi nhưng trong giai đoạn tiếp theo Hoà Bình đang còn gặp khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn. Ông Thạch chia sẻ: "Thực tế hiện nay Hoà Bình có nhiều cái khó, trên địa bàn tỉnh có nhiều hạng mục, công trình có phương án thi công nhưng nay phải tạm dừng.

Ông Lê Văn Thạch cho biết thêm: “Trong thời gian tới để khuyến khích, biểu dương những cá nhân tập thể có thành tích cao trong chương trình xây dựng NTM, chúng tôi đã đề xuất tặng thưởng các cá nhân, đơn vị bằng hiện vật. Theo đó, cá nhân, đơn vị nào làm tốt sẽ tặng cây, con để thúc đẩy bà con phát triển kinh tế”.

Có nhiều xã người dân đóng góp tiền mua đá, cát, sỏi làm đường giao thông liên thôn, bản, còn Nhà nước hỗ trợ xi măng. Tuy nhiên người dân chờ “mỏi mắt” không thấy xi măng, do đó người dân gửi tiền vào ngân hàng để chờ".

Trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn, nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư có hạn, mặc khác ở Hoà Bình nguồn vốn xã hội hoá cũng rất khó huy động bởi thu nhập của người dân còn thấp (bình quân 10,7 triệu đồng/người/năm 2012) nên công cuộc xây dựng NTM gặp nhiều trở ngại.

Ngoài ra, Hoà Bình còn phải đối mặt với hàng loạt “chướng ngại vật” như: Hạ tầng cơ sở nghèo nàn; hệ thống tưới tiêu, hồ đập tốn rất nhiều kinh phí xây dựng; đường bê tông liên thôn, bản thì dân cư thưa thớt, làm một con đường phải tốn gấp mấy lần so với các tỉnh dưới xuôi; tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao 27,5% (năm 2012)...

Từ khi bắt tay triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh Hoà Bình có 44 xã đăng ký phấn đấu về đích NTM vào năm 2015 thì đến nay con số này cũng được cắt xuống còn 39 xã.
 

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay65,074
  • Tháng hiện tại895,801
  • Tổng lượt truy cập92,069,530
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây