Học tập đạo đức HCM

Kết cấu hạ tầng nông thôn phải đi trước một bước

Thứ tư - 10/04/2013 04:45
Quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hầu hết các xã ở TP Cần Thơ đều xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn phải đi trước một bước, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn… Định hướng đúng đắn này đã được sự đồng thuận từ phía người dân và bước đầu thu lại kết quả khả quan. Từ đó từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương…

* "Hình hài" xã nông thôn mới

Trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội gồm các tiêu chí: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện và nhà ở dân cư. Sau hơn 2 năm triển khai XDNTM trên địa bàn 36 xã ở TP Cần Thơ, dễ thấy nhất là hệ thống giao thông nông thôn từng bước được hoàn thiện. Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, những chiếc cầu, các tuyến đường liên ấp, liên xã được nâng cấp, sửa chữa và xây mới có vốn đầu tư từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng là do nhân dân đóng góp. "Thấy rõ lợi ích từ những công trình mang lại nên khi xã phát động, bà con đồng tình ngay. Mỗi người một cách, nhà thì hiến đất, ủng hộ tiền, hiện vật, còn quá khó khăn thì cùng góp sức làm đường. Các tuyến đường trên địa bàn ngày một khang trang, thông suốt, không chỉ tạo điều kiện phát triển sản xuất, giao thương mà con em chúng tôi đi học cũng dễ dàng…" - ông Trần Văn Nam, nông dân xã Đông Bình, huyện Thới Lai chia sẻ.

 

 Đầu tư làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thới Lai.

Theo ông Huỳnh Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, việc đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông nông thôn, nạo vét kênh thủy lợi tạo được sự đồng thuận cao từ phía người dân. Đây cũng là nền tảng để xã hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội hằng năm. Những năm qua, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", xã đã xây dựng 46km lộ bê-tông giao thông nông thôn, đạt 91,6% tổng chiều dài toàn xã. Năm 2012, xã tiếp tục bê-tông hóa 4,5km tuyến đường bên trái kinh Búng Lớn thuộc ấp Phú Thọ, tổng kinh phí 427,5 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 171 triệu đồng. Ngoài ra, tuyến bên trái kinh Bà Đầm (ấp Phú Thọ và Trường Thọ 1) cũng được huyện đầu tư mở rộng thêm 2m thành 4m để đạt chuẩn nông thôn mới với tổng chiều dài 6,3km và sẽ hoàn thành trong năm 2013. Năm qua, nhân dân còn đóng góp 317 triệu đồng nạo vét 5 tuyến kinh tạo nguồn phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt…

 

Sau 2 năm bắt tay vào công cuộc XDNTM, kết cấu hạ tầng nông thôn tại các xã có nhiều khởi sắc, song vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển. Đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn, hầu hết các địa phương chưa thực hiện quy hoạch đồng bộ mạng lưới giao thông nên việc đầu tư còn tự phát, chưa mang tính định hướng, gây khó khăn cho việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này. Hệ thống thủy lợi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa vụ ba, đặc biệt là việc nhân rộng mô hình "Cánh đồng lớn". Đa phần các ấp đều có nhà thông tin, nhưng cơ sở vật chất về văn hóa của xã, ấp chưa đáp ứng được yêu cầu... Với năng lực hiện có, các xã chỉ có thể phấn đấu hoàn thành tiêu chí giao thông, thủy lợi còn các tiêu chí khác như trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện… hầu hết phải trông chờ sự đầu tư của Nhà nước.

* Quan tâm đầu tư

Quá trình XDNTM, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết định trong việc rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, ngoài nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, các huyện XDNTM trên địa bàn thành phố đã chủ động lên kế hoạch, vận dụng linh hoạt các giải pháp để từng bước hoàn thiện nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế-xã hội. Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cho biết: "Do năng lực, quỹ đất có hạn nên các xã không thể đồng loạt mở rộng các tuyến đường ra 4m như quy định. Vì vậy, huyện vận động mỗi xã đăng ký xây dựng 1 tuyến đường "kiểu mẫu". Hoạt động này được gắn liền với chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô đang triển khai trên địa bàn. Hiện toàn bộ 6 xã đăng ký 32km đường và đề ra mục tiêu khép kín 2.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện".

Việc đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông nông thôn thời gian qua tạo được sự đồng thuận cao từ phía người dân. Vì vậy, năm 2013 và những năm tiếp theo, các xã xác định tiếp tục tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh phong trào "Cần Thơ chung sức XDNTM". "Ngay từ những ngày đầu thực hiện đề án XDNTM, xã xác định các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phải chú trọng chất lượng và đảm bảo tiến độ. Các công trình này thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", tiến hành một cách đồng bộ với lộ trình cụ thể, chọn ấp điểm để đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn xã. Năm 2012, xã vận động nhân dân đóng góp 4,3 tỉ đồng làm đường giao thông nông thôn. Năm nay, Thạnh Lợi phấn đấu đạt mốc 5 tỉ để hoàn thiện các tuyến đường liên ấp, xã và nạo vét các tuyến kênh thủy lợi nhằm phục vụ tưới tiêu, thu mua lúa tại các "Cánh đồng lớn" của xã…" - ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh bày tỏ.

Tại Hội nghị sơ kết tình hình XDNTM năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 trên địa bàn thành phố mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng, nhấn mạnh: Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế-xã hội cần có vốn đầu tư lớn. Một số tiêu chí như trường học, y tế, xóa nhà tạm phải thực hiện từng bước và lâu dài. Vì vậy, mỗi xã cần cân nhắc trong việc chọn công trình nào thực sự cần thiết ưu tiên đầu tư trước gắn với việc thường xuyên quan tâm duy tu, sửa chữa. Đối với công cuộc XDNTM hiện nay, phát huy nội lực vẫn là giải pháp mang tính sống còn. Các xã cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động vốn trong dân, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn nhằm đa dạng hóa nguồn lực XDNTM...".

Theo baocantho.com.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại271,642
  • Tổng lượt truy cập92,649,306
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây