Học tập đạo đức HCM

Thiệu Trung cán đích

Thứ tư - 10/04/2013 23:08
Sau 2 năm đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã cán đích 19 tiêu chí NTM.

Tầm nhìn quy hoạch

Thiệu Trung là một trong 3 xã của xứ Thanh vinh dự được chọn chỉ đạo điểm hoàn thành 19 tiêu chí NTM vào năm 2012. Đây là niềm tự hào của chính quyền và người dân nơi đây nhưng cũng đặt ra cho họ không ít thách thức bởi ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình (năm 2010), Thiệu Trung đang là xã khó khăn, xuất phát điểm thấp, ngành nghề chưa phát triển, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ hộ nghèo 9,6%; tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp gần 39%... Đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia NTM, xã mới chỉ đạt 6/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đạt 35-45%.

Từ những đặc thù trên, bài toán đặt ra cho Thiệu Trung là phải làm sao vừa nâng cao chất lượng 6 tiêu chí đã đạt vừa hoàn thiện 13 tiêu chí còn lại một cách nhanh nhất, bền vững nhất. Câu hỏi này là bài toán hóc búa buộc cả hệ thống chính trị từ xã đến mỗi người dân Thiệu Trung phải vào cuộc quyết liệt.

Ông Trần Công Lạng, Phó Chủ tịch UBND xã, tâm sự: Nhận thức được vai trò là xã chỉ đạo điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân rộng và đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM toàn tỉnh, nên ngay từ khi bắt tay thực hiện, chúng tôi đã đưa nội dung xây dựng NTM vào Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ 26, nhiệm kỳ 2010-2015 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Theo đó, Đảng ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM; các tổ chức đoàn thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng chương trình hành động để hoàn thành tiêu chí một cách sớm nhất.

Sau khi thống nhất lộ trình thực hiện, xã bắt tay vào quy hoạch, xây dựng đề án, lấy ý kiến nhân dân; đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ), Ban quản lý (BQL) Chương trình xây dựng NTM ở xã và các tiểu ban ở thôn tạo thành hệ thống đồng nhất từ trên xuống dưới để triển khai các nội dung đã đặt ra.

Cũng theo ông Lạng, bài học kinh nghiệm mà Thiệu Trung rút ra trong quá trình thực hiện chương trình là lập quy hoạch phải có tầm nhìn. Thiệu Trung may mắn khi xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, kênh mương nội đồng gần như không phải GPMB nhiều bởi từ những năm 90 (TK XX) các vị lãnh đạo đi trước đã quy hoạch mặt đường từ 4-5 m, nên bây giờ xây dựng xã chỉ cần “sáng tạo” lồng ghép các chương trình dự án như: Dự án ADB, dự án tiêu úng Bắc Miền Trung... vào thực hiện là hoàn tất được tiêu chí giao thông.

Bài học thứ hai là công tác tuyên truyền vận động. Thiệu Trung lấy phương châm “đảng viên đi trước, quần chúng theo sau” nên khi gặp phải vướng mắc trong giải tỏa hành lang mở rộng đường hay huy động nguồn lực... các tiểu ban sẽ cử cán bộ, đảng viên trong thôn đó đến từng nhà vận động bà con hiến đất, đóng góp tiền sau mỗi mùa thu hoạch lúa nhằm tạo môi trường thông thoáng, không gây sức ép nặng nề cho người dân.


Mô hình cá, lúa, vịt của vợ chồng anh Lưu cho thu nhập trên trăm triệu đồng/năm

Song song với việc vận động tham gia xây dựng các công trình công cộng, Thiệu Trung còn tuyên truyền người dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế hộ, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, công trình vệ sinh... nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt.

Đến thăm mô hình kinh tế cá, lúa, vịt của hộ anh Phạm Thế Lưu, ở thôn 1, chúng tôi thực sự bất ngờ trước nghị lực vượt khó, vươn lên làm giàu của vợ chồng anh Lưu. Hiện gia đình anh đang phát triển sản xuất, chăn nuôi trên diện tích hơn một mẫu đất. Năm 2012, tính sơ sơ 8 sào lúa lai; 1 ao cá; 1 sào mía; đàn gà, vịt, lợn mang lại thu nhập hơn trăm triệu đồng cho gia đình anh Lưu.

“Ngày xã chia lại ruộng chẳng ai nhận lô đất này bởi ruộng quá sâu không thể thâm canh được. Nhưng “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, giờ anh chị nhìn vào đố biết lô đất này từng hoang phế nhiều năm”, anh Lưu nói.

Quy chế dân chủ

Ngoài hai bài học nêu trên, khi triển khai xây dựng NTM, Thiệu Trung thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở theo phương châm: để dân biết, dân bàn, dân tự giác tham gia và dân hưởng thụ; công khai, minh bạch và tiết kiệm.

Ông Phạm Văn Tăng, Trưởng thôn 1, cho biết: Mặc dù vẫn còn đó một số hộ dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước nhưng có thể khẳng định hơn 90% dân thôn 1 đã thầm nhuần tinh thần xây dựng NTM là xây dựng cuộc sống mới cho họ. Vì vậy, khi vận động hiến đất bà con sẵn sàng hiến hơn 5.000 m2 để thôn xây dựng khuôn viên nhà văn hóa; đóng nộp mỗi khẩu 300.000 đ bê tông hóa gần 2 km đường liên thôn... Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng/người/năm. Tôi nghĩ, đây chính là thành công lớn nhất mà Chương trình xây dựng NTM ở thôn 1 nói riêng, xã Thiệu Trung nói chung đạt được.
 

 

Như vậy, sau 2 năm cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi thách thức đến cuối năm 2012 xã Thiệu Trung được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Toàn xã bê tông hóa được hơn 52 km đường giao thông, kênh mương nội đồng; xây dựng thành công một số mô hình phát triển sản xuất như: trồng nấm, thâm canh mía, mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại, cơ giới hóa đồng bộ; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt gần 75 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người gần 23 triệu đồng/năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 4,39%... Các tiêu chí về y tế, văn hóa, giáo dục, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, hệ thống chính trị xã hội đều đạt bền vững đúng với quy định.

Về định hướng thời gian tới, Phó Chủ tịch Trần Công Lạng cho hay: “Hiện một số tiêu chí như vệ sinh môi trường, hộ nghèo, cơ cấu lao động đạt nhưng chưa thực sự bền vững, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn lực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí trên; đồng thời, nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; kêu gọi các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa đồng bộ; làng nghề truyền thống... để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập hơn nữa cho bà con”.
 

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại243,476
  • Tổng lượt truy cập85,150,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây