Học tập đạo đức HCM

Khí thế mới ở Xuân Trường

Thứ ba - 28/03/2017 00:23
Cách đây vừa tròn 20 năm, thực hiện Nghị định 19/NĐ-CP ngày 26-2-1997 của Chính phủ, huyện Xuân Trường được tái lập sau 30 năm hợp nhất với huyện Giao Thủy. Với nỗ lực, quyết tâm cao và sự đồng sức, đồng lòng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Xuân Trường đã phấn đấu xây dựng quê hương trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông thôn mới của tỉnh Nam Định.

Những đổi thay đột phá trên vùng đất lúa

Trong cuộc trò chuyện với đồng chí Chủ tịch UBND huyện Xuân Trường Đặng Ngọc Cường, những kỷ niệm tái thành lập huyện ngày 1-4-1997 cách đây vừa tròn 20 năm mà mới như hôm nào. Về huyện mới, chưa có trụ sở, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các cơ quan, đoàn thể của huyện phải làm việc nhờ tại các cơ sở gần trung tâm. Xuất phát điểm về kinh tế của huyện thấp. Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm. Huyện không có tiềm năng từ biển. Hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống của các tầng lớp nhân dân còn nhiều khó khăn… Bước đột phá trong phát triển kinh tế của Xuân Trường chính là tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 21 năm 2005 xác định tập trung khai thác mọi nguồn lực, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Từ một huyện thuần nông, đây là lần đầu huyện xác định phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ chỗ quy mô nhỏ lẻ, phân tán được tập trung phát triển với các ngành chủ yếu là cơ khí, đóng tàu, dệt may, chế biến lâm sản. Toàn huyện có bốn cụm công nghiệp với diện tích 52 ha. Từ lúc đầu chỉ có 13 doanh nghiệp khi mới tái lập huyện thì đến nay, toàn huyện có hơn 400 doanh nghiệp đang hoạt động và hàng nghìn hộ sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 10 nghìn lao động với thu nhập ổn định.

Nhờ xác định đúng hướng, đến nay, ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của Xuân Trường phát triển đứng thứ hai toàn tỉnh sau thành phố Nam Định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 20 năm qua đạt hơn 10%.

Sản xuất nông nghiệp - một trong hai mũi nhọn truyền thống đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, xây mới tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp yêu cầu mới của sản xuất. Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất làm thay đổi tư duy sản xuất, tập quán, thói quen canh tác của nông dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Đi trên những con đường liên thôn đổ bê-tông rộng thênh thang đến từng thôn, xóm của các xã ở Xuân Trường, chúng tôi được nhiều người dân kể cho nghe câu chuyện xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự tự hào và phấn khởi. Câu chuyện xã Xuân Hòa với xuất phát điểm thấp đã nỗ lực vươn lên xây dựng NTM thành công khi biết dựa vào nội lực của chính mình là điển hình tiên tiến để các xã khác học tập và làm theo.

Xây dựng NTM luôn được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Sau hơn sáu năm triển khai, đến hết năm 2015, đã có 12 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn NTM; năm 2016 có thêm năm xã được thẩm định để công nhận đạt chuẩn NTM. Huyện Xuân Trường phấn đấu trong năm 2017 đạt chuẩn NTM.

Một vùng quê giàu truyền thống

Ở Xuân Trường, người dân rất tự hào với di tích lịch sử đặc biệt chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng cũng như lễ hội chùa Keo. Đây là ngôi chùa có giá trị đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật được bảo tồn hầu như nguyên vẹn. Ngày 22-12-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2499/QĐ-TTg xếp hạng chùa Keo Hành Thiện là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.

Với bề dày lịch sử đáng tự hào, Xuân Trường được mệnh danh là “đất học” của Trấn Sơn Nam Hạ. Rất nhiều người con ưu tú của Xuân Trường trở thành những nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, giữ các trọng trách của Đảng, Nhà nước, quân đội. Cùng với phát triển kinh tế, nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội được quan tâm, chăm lo, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của huyện. Trong đó, giáo dục - đào tạo được xác định là một trong hai mũi nhọn truyền thống được ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong câu chuyện với chúng tôi, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Xuân Trường Bùi Văn Hảo cho biết, phát huy truyền thống của huyện văn hóa cách mạng, huyện anh hùng, quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh, Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Trường rút ra những bài học quý giá sau 20 năm tái thành lập để tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, trở ngại, nỗ lực phấn đấu vươn lên, quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị với phương hướng, mục tiêu: Tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương; năng động sáng tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền. Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội. Tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Thực hiện tích cực Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển mạnh mẽ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM; bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

 

Ghi nhận những nỗ lực và thành tựu đạt được trong 20 năm tái thành lập huyện, năm 2016, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Trường. Đây là phần thưởng cho những quyết tâm không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện trong việc xây dựng quê hương giàu đẹp.

Theo KHẮC LỢI/nhandan.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,012,442
  • Tổng lượt truy cập92,186,171
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây