Học tập đạo đức HCM

Kỳ vọng đúng mức vào PPP

Thứ ba - 28/03/2017 03:28
Những dự án kém sinh lợi hơn như hạ tầng phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt… rất có thể sẽ khó kêu gọi vốn.

Bộ NN&PTNT mới đây đã đưa ra dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2015 về đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Trong đó, đề xuất 10 loại công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được phép đầu tư theo hình thức hợp tác này. Tuy nhiên, việc quá kỳ vọng vào PPP dự báo sẽ dẫn tới sự thiên lệch trong đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trong nội bộ ngành kinh tế nông nghiệp.

Xuất phát thấp và nhiều lỗ hổng

Hợp tác đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay không phải là một khái niệm mới mẻ. Thực tế gần 6 năm qua, Bộ NN&PTNT đã triển khai thu hút vốn theo hình thức PPP ở 8 ngành hàng, bao gồm: cà phê, chè; hàng hóa chung; rau quả; gia vị hồ tiêu và thủy sản, tài chính và hóa chất nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện nay chỉ có nhóm ngành hàng cà phê, chè là các hợp đồng PPP được triển khai tương đối hiệu quả. Theo đó, các dự án cà phê triển khai được khoảng 250 mô hình vườn mẫu, tăng năng suất thêm khoảng 17% và tăng thu nhập cho người dân khoảng 14%. Các nhóm ngành hàng khác hoạt động rất yếu. Thậm chí có trong lĩnh vực thủy sản - tài chính, rau quả, hầu như không có dự án nào được thực hiện.

Lúa gạo ở ĐBSCL cũng bắt đầu có hợp tác công – tư

Ở lĩnh vực phát triển hạ tầng và phát triển dịch vụ công tình hình cũng không mấy sáng sủa. Trong các năm qua có 3 dự án xây dựng cầu, trạm bơm điện và 4 dự án cung cấp các dịch vụ công được triển khai theo hình thức PPP. Nhưng hầu hết các dự án này đều được triển khai ở các khu vực vùng núi, vùng khó khăn; quy mô vốn của các dự án nhỏ, sự tham gia của khối tư nhân trong hợp đồng mang màu sắc tài trợ an sinh nhiều hơn là đầu tư mang tính thị trường.

TS. Phùng Giang Hải (Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn) cho rằng, nếu nhìn nhận một cách khách quan, thì ở lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam hiện chưa có dự án nào được xem như là một dự án PPP thực sự với sự phối hợp bình đẳng giữa đối tác công và đối tác tư, dựa trên hợp đồng được pháp luật bảo hộ, mà hầu hết các dự án mới chỉ có sự phối hợp bề ngoài giữa Nhà nước và tư nhân.

Bên cạnh đó, mặc dù cả 8 nhóm ngành được khuyến khích đầu tư PPP đều định hướng phát triển theo mô hình chuỗi giá trị sản phẩm khép kín, nhưng hình thức hợp đồng dịch vụ phát triển liên kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lại chưa được phép thực hiện. Do vậy, khả năng thu hút vốn tư nhân vào các chuỗi ngành hàng là rất thấp.

Các dự án PPP thuộc lĩnh vực phát triển hạ tầng, cung cấp dịch vụ công chủ yếu vẫn đang thực hiện thí điểm, quy mô nhỏ, nhưng cũng đang biểu hiện nhiều bất cập. Hầu hết các hợp đồng đều mới đơn giản ở hình thức khoán. Các khâu quản lý tài chính, quản lý rủi ro đối với các đối tác đều bị bỏ qua.

Cởi mở phải đi liền kiểm soát

Khái quát qua về tình hình thực hiện các dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như trên để thấy rằng, việc Bộ NN&PTNT đưa ra dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2015 và danh mục các công trình, dự án hạ tầng được khuyến khích thực hiện theo hình thức này là một động thái tích cực trong hoạt động xúc tiến kêu gọi vốn toàn xã hội đầu tư vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, nhìn vào các danh mục này, có thể thấy ngay rằng bộ này đang dồn quá nhiều kỳ vọng cho PPP.

Cụ thể, hiện nay 8 nhóm ngành nông sản (trong đó cà phê và thủy sản là 2 nhóm ngành đóng góp kim ngạch xuất khẩu từ 3,5-7 tỷ USD) đã được kêu gọi đầu tư PPP nhưng không mấy hiệu quả. Sắp tới đây, các công trình, dự án như: thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; hạ tầng phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung; hạ tầng chợ đầu mối, trung tâm đấu giá; kho lưu trữ, kho ngoại quan; hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao; công trình thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải… cũng đều được kêu gọi hợp tác PPP, thì liệu khả năng thu hút vốn và hiệu quả triển khai có được như kỳ vọng?

Một cách tích cực có thể đặt ra trường hợp các NĐT trong và ngoài nước sẽ gia tăng hợp tác PPP lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh các nút thắt về pháp lý được tháo gỡ. Tuy nhiên, khi mở ra cơ chế khuyến khích sẽ có khả năng các NĐT sẽ chỉ tập trung vốn vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao và tranh thủ được chính sách.

Chẳng hạn, thời gian gần đây Chính phủ dồn dập chỉ đạo triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao. Các địa phương từ Bắc vào Nam cũng lần lượt trình đề án thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao. Điều này sẽ thu hút các NĐT lớn tranh thủ chính sách ưu đãi vốn vay, ưu đãi thuế tại các khu, vùng nông nghiệp lớn.

Trong khi đó, những dự án kém sinh lợi hơn như hạ tầng phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt… rất có thể sẽ khó kêu gọi vốn. Từ đó các dự án PPP theo chuỗi ngành hàng nông sản (như 8 ngành nêu trên) đã khó gọi vốn lại càng khó khăn hơn.

Đề xuất áp dụng “cây ra quyết định” với dự án PPP

Các nghiên cứu của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI – Pháp) cho rằng, việc chọn lựa các dự án PPP nói chung và PPP trong nông nghiệp nói riêng nên đi theo “cây ra quyết định”. Theo đó đầu tiên xem xét dự án có khả thi về mặt kinh tế và có phải là dự án ưu tiên của Chính phủ không. Sau đó xem xét dự án có hấp dẫn về tài chính không.

Kế đó đưa ra xem xét các rủi ro về chính sách và thương mại xem có chấp nhận được không. Từ đó điều tiết thông qua cơ chế giá, thu nhập và có thể áp dụng hạn mức lợi nhuận cho NĐT. Trong hợp đồng, cũng cần phải có điều khoản để đảm bảo rằng một đối tác tư nhân trong một lĩnh vực độc quyền không được tự do định giá để đối tác đó không hưởng mọi lợi ích kinh tế.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay28,491
  • Tháng hiện tại941,037
  • Tổng lượt truy cập93,318,701
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây