|"Những giải pháp đột phá của Bộ GTVT là rất quan trọng"
Tại Hội nghị tổng kết 5 năm phát triển giao thông nông thôn (GTNT) gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã đánh giá cao những kết quả phát triển GTNT trong 5 năm qua.
“Cách đây 4 năm, Ban Bí thư thí điểm mô hình NTM và giao Chính phủ thực hiện. Lúc đó chúng tôi vô cùng lo lắng vì các địa phương đề nghị mỗi xã cần vài trăm tỷ để thực hiện. Khi thực hiện trong cả nước, các huyện, xã đều hy vọng có một nguồn lực khổng lồ để thực hiện. Thế nhưng thực tế chỉ có 1,7 nghìn tỷ để thực hiện chương trình này. Sau đó thì đề nghị được 5 nghìn tỷ chia cho 9 nghìn xã. Số tiền chia ra thì rất nhỏ. Thế nhưng kết quả như báo cáo hôm nay đã vượt quá mong đợi” - Phó Thủ tướng cho biết.
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết 5 năm phát triển giao thông nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. |
Về phương hướng đến 2020, Phó Thủ tướng cho rằng, khối lượng công việc vẫn còn rất lớn bởi nếu theo tiêu chí về NTM thì cũng phải cần thêm 25% số xã đạt tiêu chí về giao thông theo các tiêu chuẩn xây dựng NTM. Số còn lại chắc chắn sẽ khó khăn hơn vì nguồn lực tại những nơi này còn hạn chế, đi lại khó khăn. Vì thế những giải pháp, trong đó có những giải pháp đột phá mà Bộ GTVT nêu ra là rất quan trọng. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là làm sao để huy động được các nguồn lực. Để thực hiện việc này chắc chắn không thể không có nguồn lực từ ngân sách. Bên cạnh đó cần huy động từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn khác như: ODA, tài trợ, các nguồn vốn nước ngoài…
"Làm đường nông thôn, xã nghèo phải dùng vốn ngân sách là chủ yếu"
Theo Phó Thủ tướng, việc phát triển GTNT, huy động nguồn lực cần phù hợp với đặc thù của từng vùng, nhất là các vùng khó khăn. Việc huy động cũng không nên quá sức dân. Đối với vùng nghèo thì vốn ngân sách phải là chủ yếu.
“Tôi biết vừa rồi có nơi còn huy động sự đóng góp của cả người nghèo. Điều đó là vô cùng phản cảm. Chính phủ nghiêm cấm việc huy động người nghèo đóng góp để xây dựng NTM. Thậm chí nếu người nghèo dùng sức, lao động để tham gia vào công việc này thì còn phải tạo điều kiện để cho họ có thêm thu nhập. Nếu buộc các địa phương nghèo phải huy động nguồn lực từ giống như vùng đồng bằng, theo tỷ lệ 50/50 thì sẽ rất khó. Khi đó, lại buộc các địa phương phải ra sức huy động sức dân để được sử dụng tiền ngân sách từ tỉnh, huyện rót xuống. Để giải quyết tình trạng này, đối với các huyện, xã nghèo thì tiền phân bổ về phải đáp ứng ít nhất từ 90 – 100%” – Phó Thủ tướng yêu cầu.
Tiến Mạnh - Trần Duy
theo baogiaothong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã