Theo Bộ GTVT, sau 5 năm phát động hệ thông GTNT đã có những bước phát triển cả về lượng và chất, kết cấu hạ tầng và quản lý khai thác. Cả nước đã xây dựng mới trên 47.000km đường và 15.474 cầu, cải tạo nâng cấp sửa chữa trên 103.00km đường và 11.500 cầu, tính đến nay đã cứng hóa 222.246km đường GTNT. Nhờ đó đến nay đã có 25% số xã được công nhận hoàn thành tiêu chí GTNT. Để đạt được những kết quả trên, nhiều địa phương như: Đồng Tháp, Cà Mau, Thái Bình, Phú Yên, Nghệ An… đã có cách làm sáng tạo, xác định rõ khó mấy cũng làm, huy động nguồn lực trong dân là chính và vận động người dân hiểu về lợi ích của việc xây dựng đường GTNT, từ đó người dân tự giác tham gia.
Thứ trưởng Bộ GTVT – Nguyễn Văn Thể một nguyên nhân quan trọng là người dân rất đồng tình với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bởi họ thấy rõ được lợi ích của các công trình trong việc phục vụ nhu cầu đi lại, học hành, chữa bệnh, phát triển kinh tế… Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của Đảng, Nhà nước, xã hội, người dân trong việc huy động nguồn vốn phát triển GTNT.
Hệ thống GTNT không chỉ là những tuyến đường huyết mạch nối các trung tâm huyện với xã hoặc nối các trung tâm xã với nhau mà còn là các tuyến đường liên thôn, liên xóm, kể cả đường bờ mương, bờ vùng, bờ thửa… để nối các khu dân cư, thôn xóm, phục vụ đời sống dân sinh tại các vùng nông thôn.
Việc phát triển GTNT hiện nay có một khó khăn là những địa phương có nguồn thu tốt thì mức hỗ trợ của chính quyền thường cao trong khi ở những địa phương khó khăn, cần đẩy mạnh phát triển GTNT thì lại có nguồn thu thấp nên mức hỗ trợ cũng hạn chế. Tuy nhiên, vẫn phải huy động nội lực hiện Bộ GTVT đang xây dựng các đề án phát triển cầu đường nông thôn tại 50 tỉnh có đồng bào dân tộc, vùng khó khăn bằng nhiều hình thức như: ODA, từ thiện, huy động từ quỹ xã hội...
Với việc sử dụng nguồn lực này kết hợp sự phấn đấu của tỉnh nghèo, khó khăn, tôi tin là tình hình sẽ sẽ tốt lên. Như vậy sẽ đảm bảo được sự hài hoà. Trong trường hợp khó huy động được các nguồn vốn, Chính phủ có thể xây dựng các chương trình mục tiêu hướng về tỉnh nghèo để phát triển GTNT.
Nhà nước và nhân dân chung tay xây dựng giao thông nông thôn. |
Đánh giá phong trào làm đường giao thông nông thôn, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng xây dựng nông thôn mới nói chung và GTNT nói riêng đã trở thành phong trào rộng khắp từ đồng bằng cho đến miền núi, vùng cao, vùng khó khăn. Cách đây 4 năm sau khi Ban Bí thư triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã sau đó bàn giao lại cho Chính phủ, Chính phủ cũng đã ban hành chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Khi triển khai thành phong trào cả nước, các địa phương, các xã đều hy vọng có nguồn lực khổng lồ rót về.
Nhưng thực tế, không có tiền như vậy, trong hai năm đầu chỉ có 1.700 tỉ cho cả nước, sau đó quốc hội có phân bổ cho 5.000, nếu chia cho 9.000 xã thì chỉ được vài trăm triệu/xã. Xây dựng GTNT giờ thành phong trào, nhận thức của người dân đã được nâng lên, thấy được lợi ích thật sự và tham gia tích cực, qua đó mới trở thành phong trào. Để tiếp tục thực hiện xây dựng giao thông nông thôn cho giai đoạn tiếp theo, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là phải huy động nguồn lực của Trung ương, địa phương và người dân cùng tham gia.
Các bộ tính toán vốn ODA, tài trợ từ các nguồn vốn nước ngoài để số vốn cao hơn 2 lần giai đoạn trước; nghiên cứu để huy động đề án ximăng để làm đường; chú ý đặc thù của từng vùng, mức ưu tiên giữa các xã miền núi với đồng bằng. Các vùng nghèo phải huy động ngân sách chủ yếu, nghiêm cấm huy động người nghèo đóng góp. Bộ trưởng Bộ GTVT - Đinh La Thăng mong muốn Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các địa phương có Nghị quyết chuyên đề về phát triển xây dựng giao thông nông thôn mới, đặc biệt là để người dân tham gia xây dựng, phong trào thực sự cần tiếp tục nhân rộng.
Bộ GTVT tiếp tục tham mưu cho Chính phủ về giao thông nông thông, điều chỉnh quy chuẩn tiêu chuẩn giao thông nông thôn cho phù hợp, đưa ra khung tiêu chuẩn và từng tỉnh, dựa đó để làm cho phù hợp. Riêng cầu dân sinh sẽ để cho đoàn thanh niên và người dân địa phương triển khai thực hiện.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã