Học tập đạo đức HCM

Khuyến khích đẩy mạnh luân canh lúa - đậu nành

Thứ ba - 29/01/2013 21:12
Theo Đề án quy hoạch phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến năm 2020, cả nước phấn đấu tăng diện tích đậu nành (đậu tương) lên gấp đôi hiện nay, tức khoảng 350.000ha, sản lượng 700.000 tấn, từng bước giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Chi 755 triệu USD nhập khẩu đậu nành

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trước năm 2010, cây đậu nành được trồng tại 28/63 tỉnh - thành phố, trong đó phía Bắc tập trung khoảng 80% diện tích, 20% ở phía Nam. Cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, diện tích trồng đậu nành bị thu hẹp, khiến sản lượng giảm 14% so với năm 2010, còn 254,2 nghìn tấn. Sang năm 2012, diện tích đậu nành tiếp tục giảm thêm 60.300ha, khiến sản lượng chỉ còn khoảng 175.200 tấn (giảm 91.700 tấn so với năm 2011).

Với sản lượng trên, sản xuất đậu nành của Việt Nam mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ. Trên thực tế, hàng năm, các doanh nghiệp (DN) trong nước vẫn phải nhập khẩu (NK) hàng triệu tấn đậu nành để phục vụ tiêu dùng nội địa và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Điều đáng nói là kim ngạch NK đậu nành những năm gần đây tăng mạnh, cả về số lượng lẫn giá trị. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2011, Việt Nam NK hơn 1 triệu tấn đậu nành béo nguyên chất, tăng 350% so với năm 2010, nguyên nhân là do áp lực tiêu thụ mạnh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước. Còn theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến hết năm 2012, tổng kim ngạch NK đậu nành của cả nước lên tới 1.276 ngàn tấn với giá trị 755 triệu USD. Đây cũng là mặt hàng có tốc độ NK tăng cao nhất trong năm 2012, cụ thể là tăng 51,2% về khối lượng và 57,8% về giá trị so với năm 2011.

Tiềm năng sản xuất lớn

Trước thực trạng diện tích đậu nành trong nước sụt giảm, trong khi nhu cầu sử dụng cũng như lượng NK mặt hàng này ngày càng tăng, Cục Trồng trọt cho rằng, cần phải tăng diện tích trồng đậu nành và cải thiện năng suất loại cây trồng này trong thời gian tới.

Cũng theo Cục Trồng trọt, mặc dù diện tích đậu nành ở các tỉnh miền Bắc đang chiếm tỷ lệ khá lớn, nhưng năng suất lại thấp hơn các tỉnh phía Nam. Cụ thể là đậu nành trồng ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc thường chỉ đạt khoảng 14,5 tạ/ha, trong khi ở ĐBSCL, năng suất đạt khoảng 21,9 tạ/ha. Do đó, chúng ta có thể tăng diện tích trồng đậu nành ở ĐBSCL bằng cách luân canh lúa với đậu nành.

Phương pháp luân canh này có nhiều ưu điểm, vừa giúp tăng diện tích đậu nành, tăng thu nhập và lợi nhuận cho nông dân, vừa góp phần cắt đứt nguồn lây lan của dịch bệnh trên lúa (đặc biệt là rầy nâu), từ đó tăng năng suất cây lúa, hạn chế cỏ dại, cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh, tăng hiệu quả sản xuất. Mặt khác, khi luân canh trồng đậu nành cũng cần phải áp dụng tốt kỹ thuật thâm canh, không xem đậu nành là cây trồng phụ, có như thế mới tăng được năng suất đậu nành, từ đó giảm phụ thuộc vào NK.

Về việc quy hoạch vùng trồng đậu nành ở các tỉnh phía Nam, Cục Trồng trọt cho rằng, đối với tỉnh An Giang, cần đẩy mạnh luân canh trồng đậu nành trên các diện tích trồng độc canh liên tục 3 vụ lúa/năm. Các vùng đã có kinh nghiệm trồng đậu nành lâu đời như Đồng Tháp, Vĩnh Long, cần mở rộng hơn nữa diện tích trồng chuyên canh và luân canh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục rà soát các điều kiện về đất đai, khí hậu, những vùng đất không bị sâu trũng và không bị ngập úng để phát triển cây đậu nành ở một số tỉnh còn lại như: Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, TP. Cần Thơ...

Đối với việc tiêu thụ sản phẩm, theo Cục Trồng trọt, cần phải có sự liên kết “4 nhà”. Về phía nông dân, bà con cần chủ động liên kết với nhau hoặc thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng tương trợ, giúp đỡ nhau, có kế hoạch sản xuất hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm để tránh rủi ro. Về phía nhà quản lý, cần cầm trịch trong việc nông dân, HTX liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng, hài hòa lợi ích các bên; đồng thời phối hợp với các địa phương, cơ quan chuyên môn hình thành các vùng trồng đậu nành quy mô lớn, sản xuất tập trung, đưa cơ giới hóa vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

Thạch Bình
http://kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập716
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm715
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,211
  • Tổng lượt truy cập93,173,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây