Vẫn phải đi mượn nhà văn hóa
Nam Viêm ((thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) là một trong 20 xã điểm của Vĩnh Phúc về xây dựng NTM. Xã có 1.700 hộ với 7.114 nhân khẩu, nhưng chỉ có 249ha đất nông nghiệp, không có nghề phụ nên đời sống của người dân ở đây còn rất khó khăn, tác động không nhỏ đến việc xây dựng NTM.
Năm 2010, Nam Viêm bước vào xây dựng NTM, khi đó xã mới đạt 5 tiêu chí là: Điện; bưu điện; trường học; giáo dục và an ninh trật tự. Cả xã có 4 thôn, trong đó thôn Khả Do, có 4 xóm đều không có nhà văn hóa, phải mượn nhà dân hoặc nhà của trưởng thôn, bí thư làm nơi sinh hoạt.
Sau 2 năm xây dựng NTM, công tác làm đường giao thông nông thôn là điểm nổi bật của xã Nam Viêm. |
Theo ông Nguyễn Ngọc Trâm – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Nam Viêm, thành tích nổi bật của xã là việc hiến đất làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa và hình thành các mô hình sản xuất. Hiện 100% đường trục xã, gần 50% đường trục thôn và giao thông nội đồng đã được cứng hóa.
“Trong 2 năm, chúng tôi đã huy động được 84 hộ dân tham gia hiến đất (đất thổ cư, đất ruộng), với 2.100ha và hàng nghìn ngày công người dân tham gia làm đường. Không chỉ vậy, ở thôn Minh Đức, người dân còn tự nguyện góp tiền mua bóng điện, trả tiền điện thắp sáng trên các trục đường quanh thôn” – ông Trâm cho biết.
Đến nay, xã Nam Viêm có hàng chục hộ hiến hàng trăm m2 đất, tự phá tường rào, chặt cây để mở rộng lòng đường. Ông Nguyễn Thành Tự, thôn Minh Đức hiến 170m2 đất bày tỏ: “Thôn chúng tôi đã làm được 142m đường giao thông nông thôn (còn 60m) và 510m giao thông nội đồng, với chiều rộng 3,5m, dày 18 – 20cm.
Trước đây hầu hết các con đường của thôn và đường nội đồng là đường đất, khổ nhất vào mùa thu hoạch mà gặp mưa. Nỗi khổ đường đất thì ai cũng đã rõ, nên khi thôn, xã vận động, chúng tôi hưởng ứng ngay”.
Nhiều tiêu chí… “mắc kẹt”
Mặc dù là xã nông nghiệp, nhưng do chưa được đầu tư đúng mức về thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thức sản xuất, nên giá trị từ nông nghiệp đem lại còn rất khiêm tốn. Sau khi triển khai xây dựng NTM, xã đã mạnh dạn triển khai các mô hình hợp tác xã (HTX), trong đó điển hình là mô hình HTX tổng hợp (dịch vụ, cơ khí, mộc…) của các đoàn viên thanh niên, nhằm giúp nhau trong việc vay vốn, phát triển kinh tế đang phát huy hiệu quả.
Ông Nguyễn Ngọc Trâm
Ông Trâm cho biết, hiện xã đang gặp khó ở một số tiêu chí như: Chợ, thu nhập, cơ cấu lao động, thủy lợi và các hạng mục về xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài ra việc dồn điền đổi thửa cũng rất khó khăn.
“Tiêu chí chợ và thu nhập đang được Chính phủ chỉnh sửa, khó nhất là việc huy động vốn, bán đấu giá đất, nếu không đấu giá đất được thì xã không thể đủ nguồn lực để xây dựng cơ bản, hoàn thành các tiêu chí” – ông Trâm lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Tuân – Bí thư, kiêm Trưởng thôn Minh Đức, cho biết: “Thôn chỉ còn 60m nữa là hoàn thành đường bê tông, nếu thị xã, tỉnh hỗ trợ xi măng, chúng tôi có thể huy động dân đóng góp làm. Còn để dân tự làm quả thực rất khó, vì dân đã đóng góp sắp “kiệt” sức rồi”.
Việt Tùng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;