Học tập đạo đức HCM

“Lộc xuân” từ măng tây

Thứ ba - 15/01/2013 02:01
Những năm qua, xã Diên Phước (Diên Khánh - Khánh Hòa) luôn tích cực vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đưa các mô hình mới cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập cho bà con. Mô hình trồng măng tây là một ví dụ sinh động.

Anh Danh chăm sóc măng tây.

Măng tây thường được trồng ở các tỉnh, thành phố ven biển, nhiều nhất là các tỉnh miền Trung như Bình Thuận, Ninh Thuận và một số tỉnh Đông Nam Bộ. Những năm trước, gia đình anh Võ Công Danh, trú tại thôn Phước Ty 2 chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như bầu, bí, khoai mì nên thu nhập bấp bênh, lại tốn nhiều công chăm sóc. Nhờ được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và Chi cục PTNT tỉnh hỗ trợ 70% giống, 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, anh Danh quyết định chọn măng tây trồng thử nghiệm trên diện tích đất của gia đình.

Ban đầu, anh khá bỡ ngỡ về phương thức trồng, chăm bón cũng như cách tưới tiêu cho cây. Song với sự cần cù, chịu khó học hỏi, đến nay anh đã gặt hái được thành công. Anh Danh chia sẻ: Măng tây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để thành công, phải trồng ở vùng cao, không bị ngập nước. Với diện tích 1.000m2, tôi trồng hàng cách hàng 1m, cây cách cây 50cm, xử lý đất kỹ trước khi xuống giống. Măng tây trồng bằng hạt nên để tránh cỏ mọc, phải phủ một lớp bạt bên dưới. Cây cho thu hoạch trong khoảng 5 - 7 năm, từ khi trồng đến khi cho thu hoạch lần đầu là 8 tháng. Với giá bán 80.000 - 90.000 đồng/kg, mỗi ngày thu hoạch trên 10kg măng, gia đình anh Danh thu về trên 1 triệu đồng.

Nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, anh Danh còn chăn nuôi gà, vịt, ngan, trồng lúa nước. Anh dự định năm nay sẽ vay vốn để mở rộng diện tích măng tây lên gấp đôi, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đánh giá về mô hình, anh Phạm Quốc Huy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Phước cho biết: Xã hiện có 2 hộ trồng thử nghiệm măng tây với diện tích 2.000m2, trong đó có hộ anh Danh. Hội đã tạo điều kiện cho anh Danh vay 5 triệu đồng với lãi suất ưu đãi để mở rộng mô hình. Sắp tới, Hội sẽ phối hợp với Hội cấp trên tìm đầu ra ổn định cho bà con. Có thể nói, sự phát triển thành công của mô hình là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, đẩy nhanh tiến trình XDNTM trên địa bàn.

Ngọc Hà

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại773,119
  • Tổng lượt truy cập88,128,189
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây