Học tập đạo đức HCM

Muốn thành công, làm NTM phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

Thứ sáu - 31/08/2018 02:48
Kết quả đánh giá đến 31.7.2018 theo Bộ tiêu chí đặc thù nông thôn mới (NTM) TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi đã đạt 9/19 tiêu chí (đạt hơn 47%).

Còn 10 chỉ tiêu chưa đạt, ông Bùi Thanh Việt - Chủ tịch UBND, Trưởng ban Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xã Tân Thông Hội lý giải: “Một số chỉ tiêu như công tác cắm mốc quy hoạch thiếu hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện, thiếu nguồn kinh phí, đòi hỏi phải có đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, đủ năng lực về trắc địa bản đồ. Ý thức bảo vệ môi trườngcủa người dân còn rất hạn chế”.

Đánh giá về tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, theo ông Việt hiện tỷ lệ này còn thấp, do thói quen sử dụng nước giếng khoan của đa số người dân và tin tưởng nước tốt, không ảnh hưởng sức khỏe...

Ông Việt cho biết thêm, vẫn còn tồn tại một số người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại nguồn hỗ trợ của nhà nước. Việc sản xuất ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn cũng là một trong những hạn chế hiện nay tại địa phương. 

 muon thanh cong, lam ntm phai xuat phat tu nhu cau thuc tien hinh anh 1

   Đường  NTM ở ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, Củ Chi. Ảnh: H.Q

“Trong suốt thời gian thực hiện, chúng tôi nhận thấy rằng xây dựng NTM phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại địa phương, cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện giám sát và hưởng thụ; huy động nguồn lực nhân dân phải gắn liền với bồi dưỡng sức dân, thông qua các đề án hợp lòng dân, được nhân dân đồng tâm hiệp lực chung sức” - ông Việt nói.

Đồng tình, bà Phạm Thị Xuân Hương - Chủ tịch Hội Nông dân xã đưa ra dẫn chứng trong đào tạo nghề, thực tế triển khai gặp rất nhiều khó khăn do không bám thực tế địa phương. Như lớp đào tạo về trồng rau an toàn cho đối tượng là nông dân có hộ khẩu tại địa phương, nhưng những người này lại không có trồng rau. Còn đối tượng trồng rau nhiều là những người thuê mướn đất, tạm trú tại địa phương thì không thuộc đối tượng được chọn để học.

Nhiều nghề không phù hợp với nhu cầu, khi đào tạo xong không giới thiệu được việc làm. Có nghề thời gian đào tạo quá ngắn, học xong không đủ trình độ để hành nghề, như nghề trang điểm... “Từ những thực tế trên, tôi nghĩ xây dựng NTM phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại địa phương mới thành công” – bà Hương cho biết.

Theo Hữu Quang/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay38,061
  • Tháng hiện tại813,339
  • Tổng lượt truy cập91,987,068
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây