Tiêu chí dễ làm trước
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Quyết – Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Duy Tiên cho biết, Duy Tiên là một trong những vùng trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh nên hơn chục năm nay, nhiều diện tích đất nông nghiệp của huyện phải nhường cho các dự án khu công nghiệp. Nhiều hộ bị thu hồi chỉ còn lại 1 – 2 sào ruộng, thập chí chỉ còn vài chục m2 đất khiến việc quy hoạch, DĐĐT trong xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn. Song huyện cũng có một số thuận lợi, ở chỗ nhờ phát triển công nghiệp mà nhiều người dân có việc làm ổn định, thu nhập khá, việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác khá thuận lợi…
“Xác định xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần sự vào cuộc của toàn xã hội nên ngay từ đầu, Đảng bộ, chính quyền huyện đã xác định làm đến đâu chắc đến đó, tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau và đến nay, huyện đã có 7/13 xã thuộc diện phải DĐĐT thực hiện xong” – ông Quyết cho hay.
Tận dụng cơ chế hỗ trợ của tỉnh là cấp xi măng cho các địa phương tự giải phóng được mặt bằng, song song với việc DĐĐT, huyện Duy Tiên đã đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sức dân vào xây dựng đường giao thông nông thôn, thủy lợi… nên sau 3 năm, huyện đã bê tông được 228km đường thôn, xóm và 13km đường nội đồng. Riêng năm 2013, tổng kinh phí huyện huy động được là 258,5 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp 109,5 tỷ đồng và 708 hộ tham gia hiến 8.665m2 đất để mở rộng đường.
Mạnh nhờ nông nghiệp
Tính đến nay, Duy Tiên đã có 13/18 xã đạt từ 11 – 16 tiêu chí, còn lại các xã đều đạt từ 8 – 10 tiêu chí. Huyện dự kiến năm 2015 có ít nhất 4 xã đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt 60 – 80% tiêu chí. Để đạt được kế hoạch này, huyện đã đề ra giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. Theo đó, các mô hình trồng cà chua bi, dưa bao tử ở xã Mộc Bắc, Mộc Nam; chăn nuôi bò sữa ở xã Mộc Bắc; trồng thanh long ruột đỏ ở xã Trác Văn, chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học ở Tiên Tân… đã mang về cho nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/mô hình.
Ông Phạm Văn Thập – Trưởng phòng NNPTNT huyện Duy Tiên cho biết: “Nuôi bò sữa đang được đánh giá là mô hình có hiệu quả nhất trong nông nghiệp. Với đàn bò khoảng 3.000 con và hàng trăm hộ nuôi (trung bình mỗi hộ có từ 4 – 40 con), mô hình đang đem về cho địa phương hàng trăm tỷ đồng/năm”. Chia sẻ về hiệu quả của mô hình, bà Trần Thị Tình – Chủ tịch Hội ND xã Mộc Bắc cho biết thêm: “Sản lượng sữa bình quân mỗi ngày của đàn bò hiện nay đạt khoảng 20 – 25kg/con, với giá bán từ 14.000 – 15.000 đồng/kg, mỗi còn bò cho thu nhập 300.000 đồng, trừ chi phí bà con lãi 200.000 đồng/ngày”.
Anh Tống Văn Bính ở thôn Hoàn Dương (Mộc Bắc) nuôi 42 con bò sữa, đồng thời thu mua sữa của các hộ chăn nuôi giao cho Công ty TNHH Friesland Campina Hà Nam, cho hay: “Hiện trang trại của tôi thu khoảng 1,4 tỷ đồng/năm”.
Nam Tùng Sơn
Nguồn danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;