Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới khởi sắc

Thứ năm - 01/01/2015 08:43
BR-VT nằm trong danh sách 12 tỉnh, thành trong cả nước tự cân đối ngân sách cho xây dựng nông thôn mới (NTM). Đó là một áp lực cho tỉnh trong việc huy động nguồn lực thực hiện, nhưng với sự đồng lòng và đoàn kết của người dân cùng chính quyền, việc xây dựng NTM đạt nhiều thuận lợi.

Thu nhập tăng cao

Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT, nhìn lại những kết quả sau 4 năm xây dựng NTM so với hiện trạng ban đầu khi chưa xây dựng NTM, mới thấy mô hình này đã đem lại diện mạo mới cho nông thôn BR-VT, nhất là tại các xã điểm được công nhận xã NTM.

Tại khu vực nông thôn, nhiều công trình hạ tầng hiện đại mọc lên, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, thu nhập của người dân tăng mạnh. Tại 6 xã điểm, hơn 192km đường giao thông nông thôn đã được đầu tư nâng cấp trải nhựa, hàng chục km kênh mương nội đồng, đường điện trung thế và hạ thế được nâng cấp theo tiêu chuẩn của ngành điện… Bên cạnh đó, thu nhập và đời sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân của 6 xã điểm là 33,6 triệu đồng, gấp 1,6-2,8 lần so với năm 2010. So sánh với mức thu nhập tại các xã đang xây dựng NTM cho thấy, mức thu nhập của các xã điểm cao gấp 1,4 lần. Tỷ lệ hộ nghèo quốc gia tại các xã điểm đều dưới mức 3%; đặc biệt có xã không còn hộ nghèo như Long Tân (huyện Đất Đỏ), Hòa Long (TP. Bà Rịa). Trình độ tay nghề người lao động của các xã đã hoàn thành xây dựng NTM ngày càng cao nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước về khoa học công nghệ, đào tạo nghề.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân cư nông thôn cũng được cải thiện. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng so với trước khi xây dựng NTM. Ngoài ra, tình hình ô nhiễm môi trường được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, môi trường sống ngày càng lành mạnh. Ông Hồng Như Vàng, Phó Chủ tịch UBND xã Long Tân (huyện Đất Đỏ) cho biết, sau 4 năm xây dựng NTM (2010-2014), tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,8%; thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 34 triệu đồng người/năm, tăng 14,77 triệu đồng  so với thời điểm năm 2010….

Người dân đồng lòng

Ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó trưởng ban thường trực xây dựng NTM tỉnh cho biết, ngoài nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các xã để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất trong xây dựng NTM, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách được triển khai khá hiệu quả. Từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay, nguồn vốn ngoài ngân sách huy động được 2.347 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp 624,9 tỷ đồng. Việc huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng NTM được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không ép buộc. Người dân đóng góp bằng nhiều hình thức như hiến đất đai, hoa màu, công lao động, vật kiến trúc…

Ông Nguyễn Thanh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ cho biết: Trong quá trình xây dựng NTM, huyện Đất Đỏ đã huy động các nguồn lực xã hội, thành phần kinh tế tham gia đóng góp, để bố trí hơn 550 tỷ đồng tập trung đầu tư sửa chữa, xây mới 88km đường giao thông nông thôn; bê tông hóa 66km kênh mương thủy lợi, nâng cấp 520 căn nhà đạt chuẩn… Đồng thời triển khai nhiều mô hình điểm, dự án sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cho người dân tham khảo. Đến nay, người dân huyện Đất Đỏ rất hãnh diện vì bộ mặt nông thôn khang trang hơn, người dân đã vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Ông Vũ Đình Thắng (ấp Tân Bang, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức) cho biết: Trước đây, ấp Tân Bang là nơi “mưa lầy, nắng bụi” nên hoạt động giao thông khó khăn, đời sống bà con khổ cực; các mặt hàng nông  sản làm ra khó tiêu thụ. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 năm triển khai xây dựng NTM, các tuyến đường trong ấp được làm mới, nâng cấp và xe ô tô có thể vào tận vườn để thu mua nông sản. Vì vậy, đời sống của bà con nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.

QUANG ĐẠT

Chương trình Xây dựng NTM được UBND tỉnh triển khai theo từng giai đoạn. Giai đoạn 2010-2012, triển khai tại 6 xã điểm: Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc), Long Tân (huyện Đất Đỏ), An Ngãi (huyện Long Điền), Quảng Thành (huyện Châu Đức), Châu Pha (huyện Tân Thành) và Hòa Long (TP. Bà Rịa). Giai đoạn 2013-2015, tỉnh tiếp tục triển khai tại 18 xã, phân bố ở 5 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với mục tiêu đến năm 2015 có 50% các xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM.

 

Theo: baobariavungtau.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,196
  • Tổng lượt truy cập92,026,925
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây