Sau 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, hiện vẫn còn khoảng 40% số xã chưa hoàn thành quy hoạch, như vậy là chúng ta chưa đạt tiến độ đề ra. Tuy nhiên, với những kết quả bước đầu cũng thể hiện nỗ lực rất lớn của các địa phương, bởi cả nước có tới gần 10.000 xã nông thôn, miền núi, lại trải dài trên địa bàn rộng, khó khăn về địa hình, vốn, trình độ hạn chế, do vậy lực lượng tư vấn lập quy hoạch XDNTM không thể đáp ứng hết được, trong khi bản thân công việc của các nhà tư vấn cũng có nhiều nội dung, từ tư vấn thủy lợi, giao thông, xây dựng hạ tầng đến phát triển sản xuất…
Đó là chưa kể, ở một số nơi, trình độ cán bộ tư vấn còn hạn chế, dẫn đến việc quy hoạch làm xong rồi, đưa đi phê duyệt vẫn không đạt, phải xây dựng lại… Những nguyên nhân này khiến tiến độ xây dựng quy hoạch chậm. Chúng tôi chỉ đạo các địa phương đã làm thì phải có chất lượng, chứ không phải làm lấy được, sơ sài, cẩu thả. Ngoài ra, trong năm 2013, chúng tôi đề nghị các địa phương cần khẩn trương chỉ đạo cơ sở thúc đẩy triển khai xây dựng quy hoạch trong thời gian sớm nhất, nhằm thực hiện đúng mục tiêu XDNTM là mọi đầu tư, phát triển đều phải thực hiện theo quy hoạch, có định hướng. Sau khi có quy hoạch, việc triển khai không nhất thiết phải chờ vốn, tiến hành tuần tự mà có thể tập trung giải quyết những hạng mục, tiêu chí ưu tiên.
Có một thực tế là, hiện nay, nhiều địa phương không có tiền để làm NTM. Trước đây, được bán đất công để tăng thu ngân sách, nhưng nay nguồn thu của xã chỉ dựa vào thuế chợ, thuế từ vài hộ kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, trong khi việc huy động vốn đóng góp từ nhân dân hết sức khó khăn. Bộ trưởng suy nghĩ như thế nào về điều này?
Đúng là hiện nay, nhiều xã không có tiền, không có nguồn thu để XDNTM, có nơi, cả năm chỉ thu được 20 triệu đồng, không đủ chi phụ cấp cho bộ máy thì lấy đâu ra tiền làm đường, xây trụ sở, làm thủy lợi… Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu XDNTM không chỉ có các nội dung về cơ sở hạ tầng mà gồm 19 tiêu chí khác nhau, chia ra làm 39 tiêu chí phụ (gồm 3 tiêu chí về quy hoạch, 18 tiêu chí về cơ sở hạ tầng, 18 tiêu chí về sản xuất, xây dựng văn hóa, giáo dục, y tế….), trong đó có những tiêu chí không nhất thiết phải dùng nhiều tiền, và chúng ta cần ưu tiên thực hiện những tiêu chí không cần tiền trước.
Tôi nghĩ, về điều này, các địa phương nên học tập kinh nghiệm của Tuyên Quang. Tôi rất khâm phục cách làm sáng tạo của họ. Tuy là tỉnh nghèo nhưng đến nay, Tuyên Quang đã làm được trên 1.064km đường bê-tông, tức là bằng đoạn đường từ Hà Nội vào tới Quảng Ngãi, trong đó có 1 xã làm tới 70km đường bê-tông.
Thực ra, họ không hề có nhiều vốn, nhưng với chính sách phù hợp với tình hình địa phương mà họ đã huy động được nhiều hơn sự tham gia của cộng đồng. Theo đó, cứ 1km đường bê-tông rộng 3m, dày 16cm trở lên sẽ được UBND tỉnh hỗ trợ 200 tấn xi-măng, 2 triệu đồng và toàn bộ cống qua đường (bằng 50% chi phí cho 1km). Xã chỉ việc lên nhận về rồi triển khai cho nhân dân làm, trong quá trình làm, xã huy động nhân dân đóng góp thêm cát, sỏi rồi tham gia ngày công với tinh thần hăng hái. Đó là cách làm vừa đơn giản về thủ tục, lại tiết kiệm chi phí, mức đầu tư chưa đến 300 triệu đồng/km đường bê-tông, trong khi các nơi khác chi phí đầu tư lên tới hơn 600 triệu đồng/km.
Tinh thần chủ đạo của chúng ta là XDNTM do dân làm chủ, Đảng chỉ lãnh đạo, còn chính quyền sẽ hỗ trợ, vì vậy các địa phương cần phát huy nội lực của người dân. Có những việc hoàn toàn do hộ nông dân làm, chính quyền chỉ giữ vai trò tuyên truyền, vận động, định hướng như giúp nông dân tạo ra nhiều mô hình kinh tế mới, sáng tạo trong sản xuất, hay xây dựng tường bao, làm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn…
NTM không chỉ có đường rộng, làng xóm đẹp, kênh mương đẹp mà là tình làng nghĩa xóm được phát huy, gia đình hạnh phúc, nhà cửa sạch sẽ, khang trang, có công trình vệ sinh đạt chuẩn... Những việc ấy các gia đình hoàn toàn có thể chủ động làm được mà không tốn quá nhiều tiền.
Xuân mới đang đến, Bộ trưởng có nhắn nhủ gì tới bà con nông dân?
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã huy động nhiều nguồn để hỗ trợ cho các vùng nông thôn, nhờ vậy bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi rõ rệt, nhưng so với nhu cầu của sản xuất, đời sống thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là trong XDNTM, Nhà nước đang tiếp tục huy động các nguồn để hỗ trợ trực tiếp cho các xã nhằm tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là quá trình chúng ta muốn làm nhanh nhưng do nguồn lực có hạn nên vẫn phải làm từng bước.
Chúng tôi đề nghị các địa phương căn cứ vào các tiêu chí để xác định những nội dung thiết thực nhất cho bà con, phù hợp với hoàn cảnh địa phương, từ đó huy động vốn để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, tiết kiệm. Trong quá trình triển khai, không nhất thiết phải phá bỏ những gì chúng ta đang có, ngược lại, cần tận dụng những gì đang có. Tức là các địa phương phải linh hoạt, hướng tới việc mang lại một cuộc sống tốt hơn cho bà con chứ không phải chỉ hướng tới đạt những tiêu chí một cách máy móc.
Vấn đề là các địa phương phải lựa chọn để có bước đi phù hợp, phải có sự tham gia của người dân để cùng nhau tạo nên sức mạnh lớn, từ đó mới có động lực để hoàn thành các tiêu chí đề ra.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Minh Huệ (ghi)
kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;