Học tập đạo đức HCM

XDNTM: Dân không đồng tình, quy hoạch chỉ là... bức tranh treo tường

Thứ sáu - 25/01/2013 05:02
Đó là khẳng định của ông Lê Thiết Cương (ảnh), Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội) về vai trò của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Theo ông Cương, dù Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi khi triển khai XDNTM do có nền móng kinh tế - xã hội vượt trội nhưng nếu không có sự đồng thuận, vào cuộc của người dân thì cũng khó có thể thành công.

Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015, vai trò của người nông dân được phát huy như thế nào, thưa ông?

Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của BCH T.Ư khóa X đã khẳng định vai trò chủ thể của người nông dân. Khi triển khai chương trình XDNTM, ngay khi làm điểm tại 11 xã trên cả nước, quan điểm của Bộ Chính trị là, người dân phải giữ vai trò chủ thể trong mọi phong trào với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi trực tiếp.

Khi áp dụng vào thực tế địa phương, TP.Hà Nội cũng nhấn mạnh quan điểm này, theo đó, yêu cầu các địa phương phải lấy ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân từ khâu khảo sát, đánh giá, điều tra lập đề án đến xây dựng các dự án thành phần. Quy chế dân chủ phải được phát huy trong quá trình xây dựng các công trình hạ tầng, triển khai các dự án phát triển sản xuất. Dù chỉ là một đoạn đường ngõ xóm hay kênh mương nội đồng đến những việc vĩ mô như xây dựng quy hoạch, đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng ở nông thôn cũng nhất thiết phải có sự tham gia của người dân. Bởi xét cho cùng, dân là người được hưởng lợi từ những công trình này nên họ hiểu cái gì cần làm trước, cái gì có thể làm sau, tiềm lực của địa phương thực hiện được bao nhiêu nội dung dự án. Thực tế ở nhiều địa phương thấy, người dân không ngại đóng góp công sức, tiền của, chỉ ngại mọi việc không công khai, minh bạch, rõ ràng. Vì vậy, nếu họ được tham gia vào mọi công đoạn của quá trình XDNTM, nghĩa là mọi việc được bàn bạc dân chủ, công khai thì tôi nghĩ họ sẵn sàng “chia lửa” với chính quyền địa phương để hoàn thành các tiêu chí, vì xét cho cùng, những việc làm ấy cũng là giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn.

Theo như những gì tôi thấy, nếu người dân không được tham gia vào công đoạn điều tra, lập dự án thì rất dễ “vỡ trận” bởi khi công bố quy hoạch có thể gặp sự phản ứng của dân. Người dân không đồng tình, bản quy hoạch sẽ thành bức tranh treo tường, nghĩa là chỉ để cho đẹp, về mặt hình thức là có thể hoàn thành một tiêu chí NTM nhưng khi triển khai dễ dẫn đến chắp vá, thiếu đồng bộ.

Chủ trương dồn điền đổi thửa vừa qua ở các địa phương của Hà Nội cho thấy, việc tạo được sự đồng thuận từ nhân dân là vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định thành công. Có hộ sở hữu tới 29 ô thửa nhưng vẫn ngại dồn đổi, nếu không được tuyên truyền, giải thích thì làm sao các địa phương có thể hoàn thành mục tiêu chung. Thực tế này đòi hỏi người làm dân vận phải khéo, cán bộ địa phương phải có Tâm, nhiệt tình với công việc. Phải làm cho dân hiểu đây là việc làm vì lợi ích của chính họ.

 


Tôi có thể lấy ví dụ từ xã Hiền Ninh (Sóc Sơn). Lúc đầu, khi triển khai dồn điền đổi thửa có 19 hộ phản đối. Tuy nhiên, khi chính quyền địa phương chuẩn bị tổ chức bốc thăm chia ruộng, các hộ phản đối hiểu ra, đến xin tham gia vì đã thấy lợi ích của chương trình. Nếu như thôn đầu tiên của Sóc Sơn phải tiến hành tới 29 buổi họp mới đi đến thống nhất phương án dồn điền đổi thửa thì các thôn sau chỉ cần 5 - 7 buổi… Điều đó cho thấy, chỉ khi người dân nhìn ra được cái lợi cả trước mắt và lâu dài, họ mới tham gia như một đòi hỏi tự thân và không cần phải dùng một biện pháp hành chính hay cưỡng chế.

Thực tế, nhiều địa phương làm khá tốt công tác tuyên truyền, vận động nên thu được kết quả khả quan. Đến nay, Sóc Sơn đã cơ bản hoàn thành chương trình dồn điền đổi thửa ở 25 xã; Chương Mỹ đã có 27/34 xã, thị trấn hoàn thành; tiến độ triển khai ở Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên,… cũng khá nhanh. Có được điều đó là do ở những địa phương này, vai trò chủ thểcủa nông dân được phát huy thực sự.

Ông có thể nói rõ hơn về những giải pháp thành phố hỗ trợ các địa phương triển khai XDNTM ?

Chương trình 02 liên quan đến nhiều đối tượng, phổ quát trên địa bàn rộng. Vùng nông thôn chiếm hơn 88% diện tích và 60% dân số của thành phố, do đó sức nặng của Chương trình 02 càng lớn. Về cơ bản, Chương trình 02 hướng tới phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống người dân. Song song đó có các dự án cụ thể đi kèm để từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nâng cao trình độ sản xuất của người dân. Bản chất của quá trình này vẫn nằm trong 19 tiêu chí XDNTM, Thành ủy chỉ nhấn mạnh hai nội dung quan trọng là phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Hai mục tiêu này bao hàm trong nhóm tiêu chí số 3: phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo,…

Chương trình 02 ra đời chưa được 2 năm nhưng nó có tính kế thừa từ chương trình phát triển kinh tế ngoại thành trước đó. Sự tiếp nối xuyên suốt tạo đà thuận lợi cho việc triển khai. Bên cạnh đó, thành phố cũng có giải pháp đi kèm cụ thể, từ chính sách tuyên truyền, vận động đến các chương trình, dự án. Trách nhiệm của các sở, ban ngành, các huyện, thị cũng được quy định rõ. Vai trò của các hội đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ cũng được thể hiện rõ. Vì thế, dù triển khai chưa được 2 năm nhưng Chương trình 02 đã gặt hái được nhiều thành công. Trên thực tế, sự hỗ trợ của thành phố chỉ có tính chất “làm mồi” nhưng lại vô cùng hiệu quả. Ví dụ, ở huyện Đan Phượng, bà con làm được hàng nghìn mét đường liên thôn với kinh phí hơn 200 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước mới hỗ trợ 28 tỷ đồng, số còn lại nhân dân đồng thuận đóng góp thực hiện. Như vậy, sự vào cuộc của người dân rất quan trọng, có thể nói mang tính quyết định đến sự thành bại của chương trình.

Nhiều tiêu chí trong Bộ tiêu chí XDNTM được coi là khó đối với nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội. Vậy Thủ đô sẽ hóa giải khó khăn này như thế nào, thưa ông?

Tôi nghĩ tiêu chí khó hay dễ còn tùy vào nhận thức. Thực tế thấy, có địa phương kiến nghị cấp trên vì tiêu chí khó nên hạ thấp, như thế là sai về mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng của chương trình XDNTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Có địa phương kiến nghị tăng tỷ lệ hộ nghèo, giảm tiêu chí thu nhập là không ổn. Chúng ta có thể kéo dài thời gian hoàn thành chứ không thể hạ chỉ tiêu. Nếu hạ chỉ tiêu để hoàn thành bộ tiêu chí là hỏng!

19 tiêu chí đã đề ra là một khối thống nhất, tiêu chí này là tiền đề, hỗ trợ tiêu chí kia. Ví dụ, cơ sở hạ tầng sản xuất đầu tư xong, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó tăng thu nhập. Tất nhiên, địa phương nào cũng phải có thời gian nhất định để thực hiện các tiêu chí, không thể một sớm một chiều biến các điều kiện thành lợi thế. Vì vậy, XDNTM không thể nóng vội và phải làm từng bước.

Năm 2013, chương trình XDNTM của Hà Nội tiếp tục tập trung vào những công việc gì, thưa ông?

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 là tăng cường tuyên truyền vận động, tập huấn nâng cao trình độ năng lực trong triển khai thực hiện XDNTM cho cả hệ thống chính trị và nhân dân. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa, trong năm 2013 phải hoàn thành gần 50.000ha. Xây dựng phần mềm quản lý XDNTM từ thành phố xuống các huyện, thị. Tích cực triển khai các chương trình, dự án trọng tâm như dự án về đê, kè, trạm bơm, nước sạch nông thôn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956.

Xin cảm ơn ông!

Quy chế dân chủ phải được phát huy trong quá trình xây dựng các công trình hạ tầng, triển khai các dự án phát triển sản xuất.

Thành Vinh (thực hiện)
http://kinhtenongthon.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay20,666
  • Tháng hiện tại147,228
  • Tổng lượt truy cập85,054,264
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây