Học tập đạo đức HCM

PCT thường trực T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng: Coi trọng phòng ngừa tội phạm

Thứ hai - 20/01/2014 03:03

Một buổi sinh hoạt của CLB ND phòng, chống tội phạm xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ, Hưng Yên).

Một buổi sinh hoạt của CLB ND phòng, chống tội phạm xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ, Hưng Yên).
Trong một số vụ án ma túy lớn đã xảy ra, đặc biệt gần đây như vụ vận chuyển, buôn bán hơn 32.000 bánh heroin ở Quảng Ninh, đối tượng phạm tội phần lớn là người nông dân (ND).
Trao đổi với NTNN, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội Nông dân Việt Nam  TS Nguyễn Duy Lượng đánh giá: 


Nước ta, ND chiếm hơn 70% dân số; lao động nông nghiệp cũng chiếm trên 50% lực lượng lao động của xã hội. Nhìn ở góc độ phát triển, khu vực nông thôn, nhất là miền núi, vùng cao, vùng sâu không chỉ mặt bằng dân trí thấp mà còn là vùng nghèo nhất, khó khăn nhất và dĩ nhiên hiểu, biết về chính sách, pháp luật cũng yếu nhất. 

Địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa cách trở, chia cắt khó quản lý, dân cư thưa thớt có khi trở thành địa điểm để các loại tội phạm chọn làm nơi trú ẩn. Tất cả những yếu tố kinh tế-xã hội đó có thể là một trong những nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao bị can, bị cáo là ND lại chiếm tỷ lệ cao trong các vụ án lớn gần đây?”. 

Thưa Phó Chủ tịch, các vụ án lớn gần đây cho thấy, bị can, bị cáo chưa hẳn là người thiếu hiểu biết pháp luật?

Một buổi sinh hoạt của CLB ND phòng, chống tội phạm xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ, Hưng Yên).
Một buổi sinh hoạt của CLB ND phòng, chống tội phạm xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ, Hưng Yên).

- Đúng là trong nhiều vụ trọng án, đặc biệt là các án về ma túy thì những đối tượng tội phạm không thể nói là không hiểu biết pháp luật được. Thậm chí, các đối tượng có “thâm niên” còn hiểu biết khá rõ về các quy định của pháp luật trong phòng, chống buôn bán, sử dụng các chất ma túy. Nhưng lợi nhuận lớn từ buôn bán ma túy như một sức hút đầy ma lực khiến nhiều người liều mạng lao theo. 

Nhìn xa một chút có thể thấy, nhiều bị can, bị cáo trước đó là ND bình thường, thậm chí là đồng bào dân tộc thiểu số thật thà, chất phác bị bọn “trùm” lợi dụng, lôi kéo. Nguyên nhân là do đồng bào không hiểu biết về pháp luật. Nếu hiểu biết pháp luật ngay từ đầu, chắc chắn nhiều người sẽ biết hành vi nào là phạm tội, và nếu vi phạm thì sẽ bị trừng phạt ra sao; đồng bào phải cân nhắc, đắn đo trước một hành động lợi dụng, lôi kéo của người xấu…

Nói như vậy liệu chúng ta có quá đề cao vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với ND?

- Không phải đề cao mà thực tế đã chứng minh việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho ND là đúng và cần thiết. Tất nhiên, hiệu quả quản trị xã hội phải đến từ nhiều phía, có sự góp mặt của nhiều lực lượng. Cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường quản lý; đấu tranh, truy tố và trừng trị nghiêm minh các loại tội phạm. 

Các cơ quan MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội; các cộng đồng địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân. Tôi ví dụ ở xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) nhiều năm trước tình hình tội phạm, trong đó có tội phạm tàng trữ, mua bán, sử dụng ma túy rất phức tạp. Một số ND đã đề xuất và được chính quyền nhất trí cho ra đời “Câu lạc bộ ND phòng, chống tội phạm”. Hoạt động của CLB đã góp phần giữ ổn định trật tự an ninh tại địa phương. Hay ở xã Kim Quang, huyện Bát Xát (Lào Cai) nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân nên tình hình an ninh được đảm bảo…

Theo Phó Chủ tịch, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho ND được tổ chức như thế nào là thích hợp?

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và phải có nguồn lực đủ mạnh để thực hiện. Việc thực hiện cần đa dạng, phong phú về hình thức, coi trọng các hình thức tổ chức gần gũi với người dân, phát huy được tính tự chủ của người dân; coi trọng cán bộ cốt cán, các tổ chức tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng…

Trên cả nước hiện có hàng ngàn CLB ND với pháp luật, CLB trợ giúp pháp lý, CLB ND phòng, chống tội phạm do Hội ND thành lập và duy trì hoạt động. Trung tâm Tư vấn và Trợ giúp pháp luật thuộc T.Ư Hội NDVN, Báo Nông Thôn Ngày Nay thường xuyên tổ chức tư vấn pháp lý cho hội viên, ND. Một số tỉnh, thành hội, như Hưng Yên, Lào Cai, An Giang… tổ chức rất tốt hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên, ND…

- Xin cảm ơn Phó Chủ tịch!

Luật sư Giang Hồng Thanh -(Đoàn luật sư TP. Hà Nội): Đa phần đều lường trước được hậu quả


Đối với tội phạm ma túy, pháp luật của nước ta xử lý rất nghiêm khắc, chỉ cần buôn bán, vận chuyển hay tàng trữ 100 gam heroin, cocain trở lên là đã phải đối mặt với án tử hình. Khi xây dựng lại Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009, Nhà nước đã quy định hẳn một chương, điều dành riêng với loại tội phạm này. Nhưng không chỉ về mặt xây dựng pháp luật, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân hiểu về hành vi vi phạm liên quan đến ma túy cũng được làm thường xuyên, liên tục trong nhiều năm qua. Ở Hà Nội hiện nay, nhiều vụ án ma túy vẫn được TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử lưu động để cho nhiều người dân có dịp chứng kiến nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Theo quan điểm của tôi, tội phạm ma túy dù ở hoàn cảnh nào cũng thể hiện là người hám lợi, bất chấp sự nguy hiểm dù bản thân họ đã biết và lường trước được hậu quả mà mình phải trả giá. Nói đến sự nghèo khó thì có rất nhiều người ở vào hoàn cảnh đó, nhưng tại sao họ không chọn cách đi buôn ma túy. Để thực hiện được hành vi sản xuất ma túy, hay tàng trữ, vận chuyển và buôn bán ma túy không phải đơn giản một người bình thường có thể làm được ngay. Đây là hành vi phạm tội thường phải có tổ chức theo kiểu quay vòng, khép kín, phải có quá trình dài để thực hiện.

LS Nguyễn Quang Tiến - (Đoàn luật sư TP.Hà Nội): Trở thành nạn nhân như một điều tất yếu


Đúng là trong các vụ án ma túy, đối tượng phạm tội đều là người hám lợi nhưng nếu họ ở vào một hoàn cảnh cuộc sống tương đối ổn định thì không phải ai cũng là người sa ngã. Trong cuộc sống hiện đại, nhất là ở thành phố, mức độ phân hóa giàu nghèo gia tăng khiến nhiều người không khỏi bị lay động nên để có nhiều tiền người ta sẵn sàng phạm tội, kể cả với những hành vi phạm tội khác chứ không riêng gì buôn bán ma túy. Đối với một người sống trong môi trường mà người thân, gia đình mình có liên quan đến buôn bán ma túy thì rất khó để cưỡng lại việc bước theo con đường đó, đi vào vết xe đổ đó. Và họ trở thành nạn nhân như một điều tất yếu.
Lương Kết (ghi)


                                                                                                      Phương Đông (thực hiện)
                                                                                                               Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập397
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,998
  • Tổng lượt truy cập92,027,727
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây