Học tập đạo đức HCM

Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tạo động lực để phát triển nông nghiệp nông thôn

Thứ hai - 03/09/2012 02:08
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, tạo động lực mạnh mẽ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển toàn diện và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 


ảnh minh họa

 Đến nay, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã 5 lần chỉ đạo tổ chức hội nghị tổng kết phong trào này từ cơ sở đến cấp tỉnh và đã bình xét được 49.467 hộ đạt danh hiệu NDSXKD giỏi các cấp/ tổng số 70.000 hộ nông dân toàn tỉnh đăng ký hàng.

 

Có thể khẳng định, đây là một trong những phong trào hành động cách mạng có hiệu quả thiết thực đối với cán bộ, hội viên, nông dân trong thời kỳ đổi mới; có ý nghĩa cả về chính trị, kinh tế và xã hội nên luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và các tổ chức khoa học phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ. Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng tiếp tục khẳng định phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là một trong 3 phong trào lớn được Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tổ chức, hướng dẫn phát động rộng khắp với nhiều hình thức, nội dung phong phú, sinh động như Hoạt động tuyên truyền, phát động và giao chỉ tiêu thi đua hàng năm; Công tác sơ, tổng kết, bình xét danh hiệu, tôn vinh và khen thưởng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và phong trào NDSXKD giỏi theo định kỳ đã cho thấy: Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp ở các vùng nông thôn trong tỉnh, kịp thời động viên, khơi dậy trong các hộ nông dân tinh thần lao động cần cù, năng động, sáng tạo, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, đầu tư vốn hàng tỷ đồng mở rộng sản xuất làm cho hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, đời sống nông dân ngày càng khá giả, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy nông nghiệp phát triển và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

 

Thông qua hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã giúp nông dân mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây giống, làm nhà kính, nhà lưới, màng phủ ni lông, tưới nước tiết kiệm, sử dụng các chế phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, an toàn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và giá trị trên một đơn vị diện tích; trình độ của nông dân ở một số vùng có điều kiện thuận lợi đã đạt được trình độ sản xuất tương đối cao, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; Đưa giá trị sản xuất bình quân/ha từ 20 triệu đồng năm 2000 lên 88triệu đồng năm 2012.

 

Toàn tỉnh có gần 3200 ha ứng dụng công nghệ và kỹ thuật cao, trong đó có trên 1200 ha nhà kính, nhà lưới để sản xuất rau hoa cao cấp, có 10.000 ha đạt doanh thu 100 triệu đến 2 tỷ đồng/ha. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều trang trại mở rộng chăn nuôi tập trung và quy trình chăn nuôi tiên tiến, giá trị thu nhập từ 4-6,5 tỷ đồng/trang trại/năm. Những năm gần đây, thông qua cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông và từ thực tiễn sản xuất, đã xuất hiện nhiều nông dân sáng chế một số máy móc, cải tiến thiết bị có hiệu quả để phục vụ sản xuất. Một số mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các xã nông thôn mới như: 64 mô hình trồng nấm mèo và chuối La ba ,16 mô hình sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao tại xã Tân Hội – Đức Trọng, trong lĩnh vực chăn nuôi xã Tân Hội đã có 12 trang trại nuôi heo, gà công nghiệp và một số mô hình khác như trồng dâu, nuôi tằm, nuôi ếch, baba và chim bồ câu; Tại xã Đam Bri – Bảo Lộc có 15 mô hình chăn nuôi gà thả vườn và 25 mô hình nuôi trồng thủy sản được đầu tư trên 500 triệu.  Hội tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư, phân bón, máy móc nông nghiệp như hợp đồng cung ứng phân bón theo phương thức trả chậm; phối hợp với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách – xã hội tín chấp cho hội viên, nông dân vay vốn đầu tư, phát triển sản xuất. Kết quả tính đến nay tổng dư nợ ủy thác cho vay từng phần qua Hội Nông dân gân 700 tỷ đồng với 1.201 Tổ Tiết kiệm & vay vốn  và 38.814 hộ còn dư nợ; Nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân do Trung ương phân bổ là 700 triệu đồng cho 70 hộ vay; Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và huyện đến nay đã huy động được trên 2.459.183 triệu đồng. Nguồn vốn ngân hàng NN &PTNT theo Nghị quyết liên tịch 2308 trên 4,885 tỷ đồng với 10.079 hộ. Tiếp tục triển khai liên ngành với Công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng, Công ty TNHH Sông Lam và Công ty TNHH Tâm Sinh Nghĩa, Công ty TNHH Đại Nam …

 

Hội Nông dân các cấp đã vận động nông dân tích cực đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; các cấp Hội đã huy động 4.500 ngày công, trên 2,4 tỷ đồng, tham gia hiến 1.800 m2 đất, để tu sữa 47 km đường giao thông, làm mới 2,2 km đường, nạo vét, sửa chữa 27 km kênh mương, sửa chữa và làm mới 22 cây cầu, cống, xây dựng 1 hội trường thôn và vận động nông dân tự giác củng cố, tôn tạo nhà ở, các công tình vệ sinh trong gia đình, vệ sinh chuồng trại, xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường, góp phần xây dựng khu dân cư xanh, sạch đẹp.

 

Ngoài ra, các cấp Hội đã vận động 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường học, hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học, trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Tuyên truyền cho nông dân thực hiện tốt chính sách dân số/ kế hoạch hóa gia đình, vận động các cặp vợ chồng nông dân trong độ tuổi sinh đẻ dừng lại ở 2 con và không sinh con thứ 3. Đẩy mạnh phong trào  xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông. Hội cơ sở còn vận động phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ trong các vùng nông thôn của tỉnh.

 

Nguồn: hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,968
  • Tổng lượt truy cập92,010,697
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây