Tuy nhiên, năm nay thiên tai khắc nghiệt, hạn mặn nhất trong lịch sử từ khoảng 100 năm trở lại đây tại ĐBSCL, và năm nay cũng là năm mưa nhiều nhất ở ĐBSCL dẫn đến những bất lợi chung, đặc biệt là cho con tôm. Theo đó, có hơn 190.000 ha tôm nuôi chết, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm trong vùng. Bên cạnh đó, do sản xuất thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch; cơ sở hạ tầng đầu tư nuôi tôm còn hạ chế, nhiều nơi còn thiếu điện sản xuất; khâu đầu tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc chưa tự chủ, còn lệ thuộc nhập khẩu khá lớn; khâu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, người nuôi tôm luôn bị đọng, ngại đầu tư mở rộng quy mô sản xuất…
Đại diện các địa phương đều cho rằng, một trong những khó khăn mà các tỉnh ĐBSCL gặp phải là thiếu điện phục vụ nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm. Hầu hết các hộ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đều phải sử dụng máy nổ để bơm nước và sục khí, do thiếu đường dây trung thế từ trục chính tới vùng nuôi, trong khi chưa có chính sách hỗ trợ giá điện cho nuôi thủy sản.
Như tại Bạc Liêu, hiện, các nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ hạn hẹp, đa số các nhà máy chỉ sản xuất khoảng 60 - 70% công suất. Nguyên nhân có lúc thiếu nguyên liệu và hợp đồng đặt hàng, hiện tại thị trường Trung Quốc hạn chế tiêu thụ tôm thẻ chân trắng của Việt Nam do một số nước lân cận như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan,… có giá rẻ hơn rất nhiều so với tôm của Việt Nam khoảng 1 - 1,5 USD/kg.
Đào ao nuôi tôm theo quy định ở ĐBSCL -Ảnh: Trần Út
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, đối với nuôi trồng thủy sản, con tôm có vai trò chủ lực, đặc biệt là các tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn ở khu vực ĐBSCL (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang…). Nhưng đứng trước thách thức thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu, đòi hỏi các địa phương phải tìm ra giải pháp, biện pháp, quy hoạch, cơ cấu lại vùng nuôi trồng thủy sản hợp lý; cùng với sự đầu tư kiện toàn lại cơ sở hạ tầng, vốn ưu đãi sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất, liên kết, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm… nhằm giúp nông dân làm chủ kỹ thuật, sản xuất hiệu quả.
Tại buổi làm việc, các địa phương đã kiến nghị với Chính phủ và Bộ NN&PTNT cần quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp; trong đó khó khăn nhất là điện phục vụ cho nuôi tôm; đồng thời, cần quy hoạch lại vùng nuôi tôm mang tính liên kết vùng; đầu vào con giống, thức ăn, thuốc; đầu ra sản phẩm.…nhất là điện phục vụ cho nuôi tôm.Ông Nguyễn Văn Trí hộ nuôi tôm “Vùng lõm” ở ấp 15 xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cho biết thêm, gia đình ông nuôi 3 ao tôm sú, vì ở vùng xa khu dân cư nên chạy bằng máy dầu diesel phục vụ cho nuôi tôm so với câu điện để phục vụ sản xuất thì ước tính giảm chi phí khoảng 20%. Do đó nếu chính phủ đồng ý cho kéo điện về để phục vụ nuôi tôm thì thật vui mừng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao kết quả đạt được của các địa phương trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh thiên tai khắc nghiệt, nhưng các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đã đạt kế hoạch đề ra, tiêu biểu là đạt diện tích nuôi tôm nước lợ, sản lượng, chỉ tiêu xuất khẩu. Đối với những kiến nghị của Bạc Liêu, đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát lại, khẩn trương tiến hành các bước để cung ứng đủ điện nói chung, đặc biệt là những hộ nuôi tôm, cũng như đơn vị kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
Tuy nhiên, để phát triển con tôm tăng trưởng bền vững, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương cần quy hoạch lại vùng nuôi tôm gắn với đề án tái cấu trúc sản xuất ngành nông nghiệp, nhất là ưu tiên đưa điện sản xuất phục vụ cho người nuôi tôm, để giảm chi phí sản xuất cho người nuôi, biến đổi khí hậu toàn cầu; xác định, lựa chọn con nuôi chủ lực để sản xuất; đầu tư xây dựng lại cơ sở hạ tầng đồng bộ; tổ chức lại sản xuất theo hình thức liên kết, tổ hợp tác; tăng cường công tác giám sát đầu vào, nhất là giống, thuốc, thức ăn. Đồng thời, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, để con tôm Việt Nam vươn ra thế giới, mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;