Học tập đạo đức HCM

Thấp thỏm tôm hùm: Lo mất nghề

Thứ tư - 16/12/2015 09:54

Thấp thỏm tôm hùm: Lo mất nghề

Bây giờ, mất đi điểm nuôi ở thôn Hải Giang, người nuôi tôm hùm lồng ở Nhơn Hải đang lo bấn lên vì không tìm được điểm nuôi mới.

Tôm hùm là loài hải sản có giá trị kinh tế cao được nuôi chủ yếu tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, nhiều vùng nuôi đang có nguy cơ xóa sổ, nuôi tự phát, dịch bệnh xảy ra...

Khu Du lịch Hải Giang đã được khởi công xây dựng tại thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) với diện tích gần 660 ha “tước” mất của người dân địa phương cái nghề đang ăn nên làm ra - nghề nuôi tôm hùm thương phẩm.

 

Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm là cứu cánh thoát nghèo của người dân xã Nhơn Hải.

Cứu cánh thoát nghèo

Chính quyền địa phương lo lắng, nếu mất đi nghề nuôi tôm hùm, người dân lại phải đối mặt với nghèo khó.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, trong 4-5 năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển rất mạnh.

Trước đây, dân Nhơn Hải chỉ làm nghề đánh bắt tôm hùm giống. Sau đó một số hộ nghĩ ra nghề nuôi ủ tôm hùm để cung cấp cho người nuôi thương phẩm ở các tỉnh bạn. Họ mua tôm hùm giống, nuôi vài ba tháng rồi bán, kiếm được lãi cũng kha khá.

Nghe ngóng chuyện nuôi tôm hùm thịt ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ ở Nhơn Hải cũng đầu tư nuôi.

“Nhơn Hải được thiên nhiên ưu đãi, ban cho vùng biển cạn tại thôn Hải Giang, vùng biển này nằm sâu bên trong, không bị ảnh hưởng gió bão nên rất thuận lợi cho việc nuôi tôm hùm lồng. Do đó, suốt mấy năm gần đây người nuôi ở Nhơn Hải nuôi đâu trúng đó”, ông Tiến nói.

Từ một vài hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả trông thấy, đến nay tại Nhơn Hải đã có 54 nhóm hộ nuôi tôm hùm thương phẩm, mỗi nhóm hộ nuôi từ 20 đến 30-40 lồng, mỗi lồng nuôi 100 con/vụ. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư tiền tỷ vào những lồng tôm.

Chính nhờ nghề nuôi tôm hùm lồng mà hàng trăm hộ dân ở đây thoát được cảnh nghèo khó, nhiều hộ vươn lên làm giàu, có hộ trở thành tỷ phú.

Ví như hộ ông Phạm Thành Thệ (SN 1957) ở thôn Hải Nam, người đã có thâm niên 8 năm nuôi tôm hùm thương phẩm.

“Nhóm hộ nuôi tôm hùm của tui có 4 hộ nuôi chung, gồm gia đình tui và gia đình 3 đứa con trai cùng hùn vốn làm ăn.

Năm ngoái, tôm bán có giá được 1,9 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nhóm hộ của tui lãi ròng được 1 tỷ đồng.

“Vừa qua ngành chức năng có khảo sát 2 điểm, 1 là ở khu vực trước bờ đập và khu vực Hòn Khô. Nhưng theo kinh nghiệm của người dân địa phương, chúng tôi biết 2 điểm nuôi nói trên là bất khả thi, nuôi tôm hùm thương phẩm ở đây sẽ bị sóng “nuốt” hết. Nuôi tôm hùm đầu tư cao, không ai dám mạo hiểm “treo” tài sản của mình trước miệng sóng” - Ông Nguyễn Văn Tiến.

Năm nay thả nuôi 2.400 tôm giống, hao hụt dần còn sống được 1.800 con. Đến giờ này đã bán được 1.500 con, còn 300 con đã đạt trên 1 kg/con chưa bán, dù giá hạ chỉ còn 1.250.000 -1.350.000 đ/kg nhưng sau khi trừ chi phí, tính rốt ráo cũng còn lãi khoảng 500 triệu đồng”, ông Thệ chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho hay, toàn xã có khoảng 200 tàu đánh bắt hải sản lớn nhỏ, chủ yếu đánh bắt gần bờ với nghề bủa đêm. Doanh thu cả năm của 200 tàu cá này chỉ bằng một nửa so với doanh thu của nghề nuôi tôm hùm thương phẩm.

Lo sốt vó

Bây giờ, mất đi điểm nuôi ở thôn Hải Giang, người nuôi tôm hùm lồng ở Nhơn Hải đang lo bấn lên vì không tìm được điểm nuôi mới. Bởi ngoài vùng biển cạn tại thôn Hải Giang không còn điểm nuôi thuận lợi nào khác.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, ở thôn Hải Giang có thể nuôi tôm hùm lồng quanh năm, bão tố, biển động không gây ảnh hưởng.

Còn các vùng biển khác đều sâu, vì đây là xã bãi ngang, chỉ cần gió cấp 7 cấp 8 là sóng trùm luôn cả bờ kè, các lồng nuôi tôm hùm không thể trụ nổi.

“Chỉ có vùng biển tại Hòn Khô là có thể nuôi tôm ủ trong vài tháng biển yên, nhưng ở đây không thể nuôi tôm thương phẩm với thời gian cả năm được.

 

Ngư dân Phạm Thành Thệ bức xúc vì lo mất nghề nuôi tôm hùm thương phẩm

Năm 2004, gia đình tôi nuôi 15 lồng tôm ủ, gặp đợt gió bão lớn các lồng tôm đều bị sóng đánh văng ra biển, tôm thoát hết ra khỏi lồng, mất đứt số vốn lớn”, ông Tiến cho biết.

Cũng theo ông Tiến, theo chủ trương, đến cuối năm 2014 là các hộ nuôi tôm hùm thương phẩm tại thôn Hải Giang phải “giải tán”, để trả diện tích mặt biển lại cho khu du lịch.

Những hộ nuôi tôm ở đây như đang ngồi trên đống lửa. Bởi vốn liếng đã đầu tư cho nghề là quá lớn, giờ không nuôi được bỏ đi là kể như hàng đống của trôi tuột xuống biển.

Ngư dân Nguyễn Thanh Thệ, lo lắng: “Hiện nhóm hộ của 4 cha con tui đang có gần 100 lồng vừa nuôi tôm ủ vừa nuôi tôm thương phẩm. Chi phí làm mỗi lồng lớn mất 7 triệu đồng, lồng nhỏ cũng 3-4 triệu đồng/cái.

Đó là chưa kể đến hàng tấn dây neo, dây dằn. Những hộ nuôi tôm hùm thương phẩm ở đây ai đầu tư ít nhất cũng 700 triệu đồng, ai nhiều cũng 2 tỷ. Giờ mà giải tán nghề kể như mất đứt cả chì lẫn chài”.

 
Theo Đình Thung (Nông Nghiệp Việt Nam)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm314
  • Hôm nay21,460
  • Tháng hiện tại200,027
  • Tổng lượt truy cập90,263,420
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây